đại của mình. Óc tưởng tượng của ông đã bỏ xa công nghệ của thế kỉ mười lăm
đến mức nhiều lí thuyết và phát minh xuất sắc nhất của ông đã không thể thử
nghiệm được.
Tuy nhiên, cả Leonardo và Newton đều đã phiêu du trong bầu khí quyển
luyễnh loãng của cái chức năng cao nhất của bộ não, đó là sự trừu tượng hóa.
Phát minh của Newton về phép tính vi tích phân đã đòi hỏi những người cố
theo ông phải có khả năng tư duy trừu tượng ở cấp độ khó khăn nhất. Lconardo
tương tự cũng đã quan tâm đến các thiết kế trừu tượng. Trong tác phẩm
Chuyên luận về Hội họa của mình (mãi đến năm 1651 mới được xuất bản),
Leonardo nói về một phương pháp “làm tăng nhanh tinh thần sáng chế”. Ông
khuyên các nghệ sĩ:
“Các bạn nên nhìn vào những bức tường nào đó
nhem nhuốc vì ẩm ướt, hay những hòn đá có
màu sắc nham nhở. Nếu như cần phải tạo ra một
cái nền, các bạn sẽ có thể nhìn thấy ở những thứ
ấy sự tương tự với các phong cảnh thần tiên, có
núi non, phế tích, đá, cây, những bình nguyên
mênh mông, đồi cao, thung sâu ở muôn hình vạn
trạng, những thể hiện của các khuôn mặt, các
trang phục và vô hạn những thứ mà các bạn có
thể tinh giản chúng thành những hình thức hoàn
chỉnh và thích hợp. Trên những bức tường như
vậy cũng diễn ra thứ tương tự như trong những
tiếng chuông, mỗi một tiếng ngân lên của nó là
các bạn có thể tìm thấy một từ đã biết mà bạn có
thể hình dung ra được”.
Mối quan tâm của Leonardo tới hình ảnh phi vật thể đã đưa ông đến chỗ trở
thành họa sĩ châu Âu đầu tiên vẽ tranh phong cảnh. Làm như thế, ông đã bước
một bước xa khỏi sự thể hiện cụ thể hoặc tượng trưng để đến gần hơn với trừu
tượng. Tranh phong cảnh thuần tuý là điều hoàn toàn không thể tưởng tượng
nổi đối với các nghệ sĩ Hi Lạp, La Mã hay Cơ Đốc, bởi vì chúng không chứa
đựng cái tôn ti trật tự thông thường của con người hay các vật do con người tạo