ra. Trái lại, chúng là sự bắt đầu của việc công nhận các mẫu hình chứ không
phải là các vật thể nữa. Mối quan tâm của Loenardo với các mẫu hình trừu
tượng lớn lên mãi cho đến khi ông trở nên say mê miệt mài với các thiết kế
thuần tuý hình học. Sổ tay của ông đầy những bức tranh mà cuối cùng không
luận ra được là hình ảnh gì. Sau này trong đời mình, ông đã vẽ nhiều phác họa
cho tác phẩm Sự phun trào của Cơn đại hồng thủy (1514) - cơn sóng lũ thứ hai
ập đến, rửa sạch mọi tội lỗi của loài người. Trong những bức vẽ này, các hình
dạng phức tạp của những bức tường nước khổng lồ đang ập xuống đã đạt tới
trình độ của một thứ nghệ thuật-không-có-hình-ảnh đã đi trước bốn trăm năm
các tác phẩm trừu tượng của Wassily Kandinsky, Kazimir Malevich, và cả Piet
Mondrian nữa.
Cả hai ông đều là những người viết sung mãn về nhiều chủ đề, mặc dù khi
còn sống, không một ai trong số hai ông cho xuất bản khối lượng trước tác ấy.
John Maynard Keynes, người mà danh tiếng là một nhà kinh tế xuất sắc đã che
mờ thành tựu nghiên cứu cả đời của ông về Newton, đã mua được từ một cuộc
bán đấu giá những gì còn lại của một cái rương trong đó Newton đã chất đầy
các bài viết của mình về các chủ đề không liên quan gì đến khoa học. Keynes
ước tính “Có khoảng 1.000.000 từ viết tay còn tồn tại” và phân loại chỗ tài liệu
ấy.
“Toàn bộ những tác phẩm chưa xuất bản của
Newton về các chủ đề thần học và sự huyền bí
nổi bật vì tính kĩ càng trong nghiên cứu, sự chính
xác trong phương pháp và vẻ cực kì điềm đạm
trong phát ngôn. Những tác phẩm ấy cũng tỉnh
táo như cuốn Các nguyên lí, nếu như toàn bộ nội
dung và mục đích của chúng không phải là pháp
thuật. Hầu hết chúng được viết ra trong cùng thời
gian hai mươi lăm năm ông nghiên cứu toán học.
Chúng được chia ra thành nhiều nhóm.
Từ rất sớm trong đời mình, Newton đã từ bỏ
niềm tin chính thống về Chúa Ba Ngôi... Ông đi
đến kết luận này không phải dựa trên cái gọi là