NGHỆ THUẬT VÀ VẬT LÝ - Trang 92

đáng kinh ngạc của bộc óc sắc sảo nhất thời Phục hưng. Trong một dòng,
Leonardo đã khẳng định niềm tin của mình: “Mặt trời không hề chuyển động”,
và như vậy, đã đi trước cả Copernicus lẫn Galileo. Rất nhiều trang trong các
ghi chép ấy chứa đựng một số lượng đáng kinh ngạc những bức vẽ bản đồ nhìn
từ trên không, nước xoáy, cây cỏ, các hệ thống tưới tiêu lớn, các phác họa
nghiên cứu giải phẫu sinh lí, và vô vàn các phác thảo nhìn nghiêng của mọi
biến thể mặt người.

Bên cạnh những nét tương đồng thú vị khác của hai ông, thì cả hai nhân vật

khổng lồ này còn phải đương đầu với những đối thủ có tầm vóc không kém
phần đồ sộ như vậy. Trong trường hợp của Newton, đó là nhà toán học người
Đức Gottfried Wilhelm von Leibniz; với Leonardo, thì là Michelangelo. Như
người ta có thể dễ dàng hình dung ra, hiện diện sống của những trí tuệ có thể
thách thức được với Newton và Leonardo đã dẫn đến các xung đột lớn giữa hai
ông với những đối thủ của mình.

Năm 1676, qua một bên thứ ba, Leibniz đã có dịp đọc được các ghi chép của

Newton liên quan đến phép tính vi tích phân. Sử dụng các phương trình của
Newton, Leibniz tuyên bố là đã độc lập phát minh ra các phép tính này, và khi
ông cho xuất bản phương pháp của ông, các trí thức Đức vô cùng tự hào rằng
một người trong số họ đã có một cống hiến đầy ý nghĩa đến thế cho tư tưởng
của loài người. Edmund Halley, một người Anh, biết được rằng Newton đã
phát minh ra “phép biến đổi liên tục” (Newton đã gọi phép tính vi tích phân
của mình như vậy) trước đó đến hai mươi năm, nhưng đã không chia sẻ với ai
bởi bản tính kín đáo ít giao du của ông. Lo ngại về việc đòi quyền phát minh
đầu tiên, Halley đã kêu gọi lòng yêu nước của Newton và thúc giục ông chủ
động đòi công nhận cái vinh dự này. Newton ghê tởm hành động của Leibniz
và cuối cùng cũng công bố khám phá của ông về phép tính vi tích phân bằng
cách công bố nó trong các kỉ yếu của Hội Hoàng gia (tức Viện Hàn lâm Khoa
học) Anh.

Sau đó, Newton viết nhiều thư cho Hội Hoàng gia kí tên khác nhau, đặt vấn

đề nghi ngờ vinh quang của Leibniz và tiến tới đòi hỏi công nhận Newton mới
là người đầu tiên phát minh ra phép tính vi tích phân. Newton đứng đằng sau
một nhà khoa học khác là John Keil, ngầm bày cho ông này cách vặn hỏi về sự
trung thực của Leibniz. Có một lần, Newton còn gợi ý cho Keil những lời lẽ cụ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.