trước kia, nhưng điển hình trong cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam. Lính Mỹ
ở Việt Nam luôn tìm cách tránh đối đầu với các cuộc xung đột, thậm chí
còn vận động những người khác thực hiện điều này, mặc dù họ không được
phép. Và thay vì tiến hành “tìm kiếm và tiêu diệt”, họ lại học cách “tìm
đường chạy trốn”. Vậy điều này diễn ra thế nào?
Rõ ràng, lính Mỹ ở Việt Nam phải đương đầu với các mâu thuẫn tâm lý
không hề tồn tại trong Thế chiến thứ hai. Khó có thể tưởng tượng người
Mỹ đã làm gì tại Việt Nam. Những người dân nơi đây nhìn họ đầy căm hận,
nhưng theo Kerr, còn nhiều yếu tố tác động đến hành vi này hơn là một “sứ
mệnh” không rõ ràng của người Mỹ và thái độ của người dân bản xứ.
Hãy xem xét cấu trúc khen thưởng. Người lính nào cũng muốn trở về
nhà, không ai muốn lao vào chỗ nguy hiểm. Những người từng tham gia
Thế chiến thứ hai hiểu rằng để được trở về, chỉ có một cách là đánh bại kẻ
thù. Nếu còn chần chừ khi thực hiện sứ mệnh này, họ sẽ kìm hãm việc chắc
chắn sẽ xảy ra và tạo cơ hội cho đối phương có thời gian chuẩn bị.
Với lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam, tình hình hoàn toàn khác. Họ được
phép về nhà sau khi hết thời gian phục vụ quân ngũ và không phải chờ cho
đến khi chiến tranh kết thúc. Nếu họ trốn tránh những nhiệm vụ nguy hiểm,
không tuân theo mệnh lệnh thì cũng không có gì xảy ra.
Theo bản năng, đương nhiên họ tìm cách tránh nguy hiểm, không tuân
thủ luật lệ, gây ra nhiều khó khăn hay tìm mọi cách sống “yên thân”. Cha
chú của họ đã được biểu dương như những vị anh hùng, còn họ được khen
thưởng vì biết lo cho bản thân.
Vì vậy, khi các hành vi không như mong muốn, hãy chú ý đến phương
pháp khích lệ. Đó có thể là thứ bạn cần tìm.
LỰA CHỌN KHÔN NGOAN GIỮA TRỪNG
PHẠT HAY KHÔNG TRỪNG PHẠT
Đôi khi, bạn không có cơ hội khen thưởng những việc làm tốt, vì người
mà bạn muốn khen thưởng không làm tốt việc gì cả. Họ chỉ làm những việc