cày, họa may cũng được câu “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”… Họ làm
lơ”.
Nhà xuất bản nào cũng chỉ xuất bản những sách dễ bán của các
cây viết có tên tuổi, còn tác phẩm nào khô khan hoặc do một nhà văn
chưa có danh viết ra thì nhất định chối từ: ai mà không vậy, thưa
bạn? Xuất bản sách của người là buôn bán mà buôn bán thì, như Vũ
Bằng đã nói, phải xếp xó cái chuyện “làm việc theo lý tưởng lại”, kẻo
chết “nhăn răng ra” thì “còn ai mà phụng sự văn hóa” nữa. Nói cho
công bằng, cũng có một số người quyết làm việc theo lý tưởng đấy,
song họ lại nghèo, ra được ít cuốn là hết vốn”.
Lại có bọn ham danh rất nhiều tiền, nhưng chẳng hiểu gì về văn
nghệ cả, bị bọn cai thầu rút rỉa hết mà làm trò cười cho thiên hạ.
Nhiều khi, nhà xuất bản không định được đúng giá trị của một
tác phẩm quý nên không mua.
Ai không biết Milton, một thi hào bực nhất thế giới. Ông cặm cụi
chín năm mới viết xong cuốn Paradis perdu, một tác phẩm bất hủ mà
tìm hoài, không nhà nào chịu xuất bản. Mãi sau mới có một nhà chịu
trả ông ba trăm quan – bạn thử tưởng tượng công lao chín năm mà
ba trăm quan – và hứa chỉ trả khi nào tái bản được kia. Tội nghiệp,
ông chưa kịp được lãnh số tiền hứa ấy thì đã mất, còn con cháu nhà
xuất bản thì hưởng một số lời về cuốn đó là nửa triệu quan!
Nữ văn sĩ Pearl Buck, gởi tác phẩm đầu tay cho một nhà xuất bản
ở Mỹ; người ta trả lại bản cảo, với câu: “Chúng tôi không thích tác
phẩm về Trung Quốc”. Ấy vậy mà chính những tác phẩm về Trung
Quốc ấy sau đó đã làm bà nổi danh khắp thế giới và được gải
thưởng Nobel!
Fabre, môt nhà tự nhiên học có tâm hồn thi sĩ làm vẻ vang cho
nước Pháp, tìm mãi mới được một nhà xuất bản chịu in bộ Souvenirs
entomologiques của ông mà không bắt ông … trả tiền!
Marcel Proust hồi đầu cũng bị nhà Nouvelle Revue française hất
hủi, phải tự bỏ tiền ra cho nhà Bernard Grasset in bộ A la recherche