NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 101

đại đa số độc giả không thích và nhất định ông phải để chúng tôi
sửa là bót gác.”

Như vậy bạn trả lời ra sao bây giờ?
Có khi chẳng cần vì một nguyên nhân gì cả, họ cứ việc sửa, để tỏ

cho bạn thấy rằng văn của bạn viết chưa “sạch” để cho người khác
thấy rằng họ thực sự đáng làm chủ bút rồi nếu bạn phản đối một
cách ôn tồn, thì họ sẽ nói mỉa:

“Nếu anh quả quyết rằng văn anh toàn bích rồi thì xin anh cứ viết

lên bài hai chữ “cấm sửa” là chúng tôi không dám sửa nữa”.

Dù là Lý Bạch hay Nguyễn Du tái sinh cũng không dám tự nhận

văn mình toàn bích, huống hồ bọn phàm nhân chúng ta. Vậy bạn chỉ
còn có việc đỏ mặt mà rút lui.

Thời xưa đã có hạng quân phiệt, hạng tài phiệt, thời nầy lại thêm

hạng văn phiệt nữa. Phiệt nào cũng ghê như nhau cả. Nhưng xét kỹ
thái độ của họ cũng dễ hiểu: Mình cầu họ hay họ cầu mình?

[48]

Tâm lý nhà xuất bản có khác chút nào chăng? Để đáp câu hỏi nầy

tôi xin nhắc đến bài “Chung cục” của John Galsworthy, một bài mà
ai đã muốn lựa nghề cầm bút, không thể bỏ qua. Giọng hài hước và
thú vị, ý chua cay mà thâm thúy. Tôi xin trích ra đây vài đoạn để bạn
thưởng thức:

Một chàng thanh niên tên là Ha-ri-sơn tự thấy mình có tài văn

chương, trong hai năm viết được mười truyện ngắn rồi gởi đến một
nhà xuất bản:

Ít ngày sau, nhà xuất bản trả-lời rằng nếu chàng chịu trả cho y một số

tiền bồi thường hoặc hoa hồng nào đó và chịu hết tất cả những phí tổn về
ấn loát thì y chịu mạo hiểm xuất bản những truyện ngắn đó cho. Ha-ri-sơn
vui vẻ nhận những điều kiện ấy, tự nghĩ phải cho công chúng biết công
trình của mình ngay mới được, không nên chần chờ, và chàng trả lời nhà
xuất bản. Nhà xuất bản gửi cho chàng một toa tính tiền in và một bản giao
kèo. Ha-ri-sơn nhận được, gởi một chi phiếu cho y. Y vội vàng hồi âm, rất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.