NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 99

về cổ sử Trung Hoa mà bán cho một tờ báo chuyên thông tin thì sao
khỏi bị liệng vào giỏ giấy?

Vậy nhà văn nào cũng cần biết rõ chủ trương của hết thảy các tờ

báo và các nhà xuất bản quan trọng trong nước, nghĩa là biết rõ thị
trường văn chương của nước mình. Lẽ ấy tự nhiên quá, mà tôi chắc
mười nhà văn chưa có một nhà nghĩ tới, chỉ vì các nhà ấy tưởng rằng
viết xong là đủ quên hẳn công việc thứ nhì, rất quan trọng, tức công
việc bán văn

[47]

.

Các văn nhân nhà nghề ở Âu, Mỹ cẩn thận lắm, lập cho mỗi tờ

báo và mỗi nhà xuất bản có danh một cái thẻ trên đó ghi:

- địa chỉ tòa soạn hoặc nhà xuất bản,
- chủ trương của mỗi nhà,
- những loại bài họ đăng hoặc những loại sách họ xuất bản,
- tính cách những bài hoặc sách đó,
- tên các nhà văn thường cộng tác với các nhà đó,
- báo, sách của mỗi nhà bán chạy hay không.
Điều quan trọng thứ nhì là bạn phải biết trung bình tiền nhuận bút

và quyền tác giả là bao nhiêu. Tôi sẽ dành riêng một chương để xét
quyền tác giả, dưới đây hãy xin bàn qua về tâm lý các nhà báo và
nhà xuất bản.

*

Tâm lý chung của các nhà báo là không mua bài của người ngoài.
Họ mua làm gì? Và cần gì phải mua? Đầu thế kỷ, J. Prévost đã

viết:

“Anh nên biết một tòa báo không cần phải có một trợ bút” mỗi tờ báo

mỗi ngày nhận được khoảng 30.000 chữ của các hãng thông tin. Thế là đủ
tin tức rồi. Một viên thư ký tòa soạn rành nghề cũng có thể làm nên hình
một tờ báo. Trong các tòa báo, dùng một nhà bỉnh bút chỉ là một sự xa xỉ
thôi. Kể ra, viên trợ bút nào cũng có thể coi là thừa được. Nếu có một viên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.