Mẫu giao kèo đó rất đầy đủ và trừ trường hợp những tác phẩm
quan trọng thì ngay ở Âu, Mỹ cũng ít khi người ta theo đúng như
vậy.
Trong hoàn cảnh hiện tại, trên thị trường văn chương cũng như
trên mọi thị trường khác, luật cung cầu vẫn chi phối một phần lớn,
nếu ta bó buộc nhà xuất bản quá thì họ không chịu mua tác phẩm
của ta. Vậy ta chỉ cần hiểu kỹ những mục trong bản giao kèo đó để
rõ quyền lợi của ta rồi châm chước sao cho công việc nhà xuất bản
được dễ dàng mà đôi bên đều có lợi.
MÃN GIAO KÈO
- Nếu một bên không giữ đúng những điều trong giao kèo thì bên
kia có thể xin huỷ bỏ giao kèo được, chẳng hạn trong trường hợp tác
giả không chịu giao bản thảo hoặc nhà xuất bản không chịu in thêm
khi sách đã bán hết..
- Ở trên, tôi đã nói nhà xuất bản không có phép được nhường lại
bản quyền cho một người khác. Nhưng nếu nhà xuất bản nhượng
trọn công việc làm ăn lại cho một nhà khác thì cái việc có phải huỷ
bỏ giao kèo hay không sẽ do toà án định đoạt.
- Nếu mất bản thảo mà không sao viết lại được nữa thì người
đánh mất phải bồi thường cho người kia.
- Nếu tác giả còn giữ bản thứ nhì hoặc có thể viết một cách dễ
dàng thì nhà xuất bản có quyền bắt buộc tác giả giao một bản khác.
Tất nhiên bên nào bị thiệt hại thì phải được bồi thường.
HIỆP ƯỚC BERNE.
Non năm chục nước đã họp nhau ở Berne (Thuỵ Sĩ) năm 1886 và
đồng ý che chở quyền tác giả trên khắp thế giới.
Năm 1928 lại có hội nghị ở Rome (Ý) và năm 1948 hội nghị ở
Bruxelles (Bỉ) để sửa đổi những điều đã cam kết trong hiệp ước
Berne.
Phần đông các nước đều công nhận mấy nguyên tắc sau nầy: