NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 122

- Một tác phẩm của bất kỳ nước nào cũng được che chở tại các

nước khác.

- Giữa hai nước mà thời hạn quyền tác giả khác nhau thì cứ theo

thời hạn ngắn nhất. Chẳng hạn một tác phẩm ở Y Pha Nho được che
chở 80 năm sau khi tác giả chết, thì qua Pháp chỉ được che chở 50
năm, vì theo luật của Pháp, thời hạn đó là 50 năm, ngắn hơn thời
hạn Y – Ngược lại, một tác phẩm Pháp qua Y cũng chỉ được che chở
50 năm mà thôi.

Ta có thể nói rằng hiện nay quyền tác giả được tôn trọng trên

khắp thế giới, trừ vài nước không chịu ký tên vào hiệp ước Berne
như Nga, Thổ… Các nước nầy muốn được quyền dịch hết thảy tác
phẩm của các nước khác, khỏi phải xin phép, và đã ký những hiệp
ước riêng với các cường quốc trên thế giới.

Trước kia, ta theo luật của Pháp; nay ta đã độc lập nhưng chưa

được gia nhập Liên hiệp quốc nên vấn đề che chở bản quyền sách
ngoại quốc ở nước ta chưa được quyết định.

Tuy nhiên, nhà văn đứng đắn bao giờ cũng tôn trọng quyền lợi

của nhà văn khác – bất luận ở nước mình hay nước ngoài – cũng như
quyền lợi của chính mình, cho nên muốn dịch một tác phẩm ngoại
quốc thì bạn nên xin phép tác giả; nhiều khi họ vui lòng cho liền với
những điều kiện dễ dàng vì biết nước ta nhỏ và mới bắt đầu được
góp mặt với vạn quốc về phương diện văn hoá. Nhưng cũng có nhà
xuất bản ngoại quốc đưa những điều kiện gắt gao quá, chúng ta
không sao nhận được

[62]

.

Nhan đề một cuốn sách là vật sở hữu của tác giả cũng như tên

một thứ thuốc là vật sở hữu của người chế tạo ra. Cố ý dùng trùng
nhan đề cũng có lỗi như cố ý dùng trùng nhãn hiệu vì có thể làm cho
độc giả lầm cuốn nọ với cuốn kia và như vậy thiệt hại cho tác giả
cuốn trước.

Song nhan đề phải có gì đặc biệt thì dùng trùng mới là có lỗi. Còn

hai cuốn sách đều khảo cứu về Nguyễn Huệ và đều đề là “Vua

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.