Các nhà xuất bản nên nghiên cứu vấn đề gây sự ham đọc sách
trong đại chúng và tôi ước ao Chính phủ xúc tiến công việc truyền
bá văn hóa như là lập một kế hoạch, định:
- Bước thứ nhứt: nội trong một hay hai năm, bất kỳ người Việt
nào từ 15 đến 60 tuổi cũng phải biết đọc, biết viết.
- Bước thứ nhì: mở những lớp tối, lập thư viện để phổ thông
những tri thức cần thiết trong quần chúng ; đồng thời hướng dẫn
khuyến khích sự tự học trong mọi từng lớp, trong giới công chức
trước hết, lại khuyến khích sự trứ tác, nhất là công việc soạn một bộ
tự điển Việt Nam, một bộ Bách khoa tự điển, và một cuốn Ngữ
pháp.
Nhà xuất bản lại nên hợp tác với nhà sách và nhà văn để điều tra
xem độc giả mua một cuốn sách vì lẽ gì, hầu quảng cáo có nhiều kết
quả, mà bán sách được mạnh.
Ông R. Basch, trong cuốn L’auteur et son éditeur, kể chuyện rằng
một nhà xuất bản Đức, tên là Eugène Diederich bỏ vào mỗi cuốn
sách một tấm bưu thiếp yêu cầu độc giả gởi tấm ấy về nhà xuất bản
và cho biết lý do đã mua cuốn ấy. Rồi Diederich thu thập những câu
đáp, lập thành bản thống kê dưới đây:
Số
thứ tự
LÝ DO MUA SÁCH
Đàn
ông
Đàn
bà
1
Vì đọc những bản báo cáo, phúc trình
18,1%
17,6%
2
Có người biết lựa sách giới thiệu
14,2
17
3
Đã đọc những tác phẩm khác của tác
giả
13,8
12
4
Nhận được những tờ quảng cáo,
chương trình đặc biệt
9,8
5
5
Thấy sách bầy ở tiệm
8,6
5
6
Nhận được mục lục sách
6,7
5,4