Bà A. Daudet rất có khiếu thẩm mỹ, chồng viết xong trang
nào bà cũng đọc kỹ rồi phê bình ; nhờ những ý kiến đó mà chồng bà
đã sửa chữa tác phẩm cho thêm nhẹ nhàng, tế nhị. Bà L. Tolstoi đã
có công chép lại cho chồng bảy lần bản đáp bộ “Chiến tranh và Hòa
Bình”, một tác phẩm vĩ đại, dày hai ngàn trang. (Đó là hồi bà còn trẻ,
chứ hồi về già, vì ghen tuông, bà đã làm cho ông uất hận, khổ não
đến nỗi phải bỏ nhà đi rồi chết ở dọc đường).
Ta nên nhớ ông có công đầu về khoa học nguyên tử
Một người Việt đã mở ở ba lê lớp hàm thụ bằng Việt ngữ dạy
viets văn nhưng hình như không thành công vì ít người chịu học
Tăng Củng đứng vào hàng bát đại gia ở Trung Quốc
Tuy nhiên, vì dịch nhiều cổ văn, tôi đã có một thời mắc tật
dùng nhiều hư tự ở cuối câu
Chắc các bạn tò mò muốn biết phép đặt bút danh của một số
nhà văn tên tuổi?
Hồi xưa các cụ phân biệt tên tự và tên hiệu
Phép đặt tên TỰ như vầy. Ví dụ tác giả cuốn Phan đình Phùng, họ
Đào tên Nhất. Trong Luận ngữ có câu của Khổng Tử: “Ngô đạo
NHẤT di QUÁN CHI (Đạo ta có một mối mà gồm đủ các mối). Ông
Đào lấy hai chữ QUÁN CHI làm tên tự. Hễ thấy tên Quán chi thì
người có học nho nhớ ngay tới câu đó rồi đoán được tên ông là
Nhất”
Bùi Kỷ lấy tên là Ưu Thiên vì trong Tả truyện có câu nói rằng người
nước Kỷ lo trời sập (Ưu Thiên là lo trời).
Hoàng Tích Chu lấy tên là Kế Thương (nối nhà Thương) vì nhà Chu
nối nhà Thương.Lối dùng tên tự ấy có vẻ kín đáo tao nhã, nhưng bây
giờ ít người thích vì chữ Hán không còn thịnh hành.
Tên HIỆU có hai cách đặt. Hoặc lấy tên núi, sông, tên làng, tổng phủ,
tỉnh nơi mình ở mà đặt như Nguyễn Khắc Hiếu quê ở Sơn Tây nơi
có núi Tản sông Đà nên ông lấy hiệu Tản Đà.