Hoặc thích cái gì thì lấy cái đó đặt tên, như Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy
hiệu là Bạch vân cư sĩ (ông thích mây trắng thích ẩn dật), Phan Chu
Trinh lấy tên là Hi Mã nghĩa là mong được như Mã Chí Ni (Mazzini)
một nhà ái quốc đã có công thống nhất Ý Đại Lợi. Nực cười nhất là
Lê Sĩ Quý, tác giả cuốn Phê bình cảo luận ký tên Thiếu Sơn, một tên
vô nghĩa, chỉ vì hồi nhỏ thích một kép hát tuồng tên gọi Thiếu Sơn.
Những cách đặt tên tự và tên hiệu đó bắt chước Trung Hoa, còn bắt
chước Pháp thì có cách bút mê (anagramme). Ví dụ Trần Khánh Giư
tác giả Nửa Chừng Xuân ký tên Khái Hưng, là lấy những mẫu tự
trong tên Khánh Giư đảo lên đảo xuống. (Nhưng tiếng Việt không có
Giư) có lẽ là DƯ mà đổi là GIƯ chăng?
Cách sau cùng nầy thì chắc là của mình: Nguyễn Thứ Lễ ký tên là
Thế Lữ. Thế Lữ là tên lái của Thứ Lễ.
Trích trong cuốn “Tự học để thành công” của tác giả.
Hai cha con họ Dumas cùng là Alexandre, đều viết văn,, nên
người ta phải phân biệt Dumas-cha và Dumas-con.
Mấy nghề phụ đòi hỏi ta ít công sức, thì giờ và có tính cách
tiêu khiển như: nghề nhiếp ảnh, nghề hội họa, nghề đóng sách…
Một văn sĩ Mỹ đương thời, được giải thưởng Nobel 1949.
Nghĩa là “chở đạo”. Hàn Dũ chủ trương “văn để chở đạo” –
cũng như bây giờ ta nói về tuyên truyền đạo lý – để chống lại với tá
phong duy mỹ đời Sơ Đường.
Mạnh Đức Tư Cưu (Montesquieu), Lư Thoa (Rousseau), Hoa
Thịnh Đốn (Washington), Nã Phá Luân (Napoléon).
Montaigue viết: “Giọng mà tôi ưa là giọng bình dị và thành
thực nói ra sao thì viết làm vậy”.Pascal bảo: “Khi người ta thấy
giọng văn tự nhiên, người ta vừa rất ngạc nhiên, vừa thích thú vì
tưởng gặp một tác giả thì lại gặp một người”.
Đã sửa chữa, nhan đề đổi là Tự học, một nhu cầu của thời đại.