giả của mình ít, nên các nhà xuất-bản và nhà báo không dám trả giá
cao hơn.
Có điều đáng mừng là số độc giả đó có thể tăng lên mau. Nếu
nước nhà được thống-nhứt và hòa-bình mà chính phủ lại đặc-biệt
lưu tâm đến văn-hóa thì chỉ trong ít năm, số người mù chữ không
còn mà hạng người có một sức học phổ thông sẽ đông lên gấp năm,
gấp mười ngày nay, khiến số sách bán được cũng tăng theo.
Lại thêm cánh đồng văn-hóa của ta còn biết bao khu vực để khai-
thác, một khi đồng-bào đã chịu tìm học thì chỉ sợ không đủ người
viết, chứ không sợ thiếu đầu đề để viết, và như vậy các văn-nhân
không sợ cạnh-tranh nhau ráo riết.
Ai vào các thư-viện công-cộng tất đã thấy, về bất kỳ ngành nào ta
cũng còn hoàn-toàn thiếu sách bằng tiếng Việt. Tôi tin rằng chẳng
bao lâu nữa, quốc-dân sẽ đòi hỏi những sách đó và các nhà cầm bút
nên suy-nghĩ về điều ấy mà dự-bị từ bây giờ đi.
Đó là nói về sách, còn về báo ta cũng còn thiếu chuyên viên trong
nhiều loại văn: phóng-sự điều-tra của ta mới phôi-thai, loại du ký
ngắn của của ta chưa sắc-sảo, hấp dẫn, đến như loại bài kể kinh-
nghiệm từng người
và loại dạy cách làm những việc lặt-vặt
như trồng bông, sửa máy, đóng tủ, làm đèn… thì còn thiếu hẳn.
Và ngay trong khu vực tiểu-thuyết mà chúng ta đã tấn-bộ nhất,
chúng ta vẫn còn phải gắng sức lâu mới theo kịp được người. Lẽ nào
mà đại đa số độc-giả cứ mê-muội hoài như ngày nay và chỉ đọc
toàn những tiểu-thuyết “anh anh em em” cùng những chuyện
“kiếm-hiệp một đồng”?
Rồi còn kịch, tùy-bút, phê-bình…biết bao khu vực gần như
hoang-vu vẫn sẵn-sàng cho bạn tha hồ khai-khẩn.
Tóm lại thị-trường văn-chương ta lúc nầy, tuy đông người bán
vắng người mua thật – nước nào mà chẳng vậy? – nhưng nếu bạn
khéo lựa chọn món hàng bổ-ích cho quốc-dân rồi thận-trọng, kiên-