NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 21

hoặc vì không được khuyến khích, hướng dẫn, vẫn coi sách là một
xa xỉ phẩm, chưa thấy cần đọc sách như cần ăn, cần uống, trong một
nước như thế thì sách làm sao mà bán chạy mà nhà văn làm sao khỏi
nghèo túng?

Tuy nhiên, ta cũng phải nhận rằng ngay ở Pháp, Anh, Mỹ là

những nơi văn chương có một thị trường rộng gấp mười, gấp trăm
ta, (khắp thế giới có khoảng năm chục triệu người biết đọc tiếng
Pháp

và trên ba trăm triệu người biết đọc tiếng Anh), mà nghề viết văn

cũng là một nghề chật vật nhất. Charles Braibant trong bài tựa cuốn
Le métier d’écrivain. (Nghề viết văn) viết:

“ Hỡi người bạn trẻ (làm nghề viết văn), bạn tới nhằm lúc khó khăn.

Sách bán không được. Vài nhà xuất bản thản nhiên nuốt lời, chối cả những
điều trong giao kèo mà họ đã ký. Mà nghề càng khó khăn lại càng đông
người”

Ở Mỹ, theo J.N. Leonard trong bài Learning how to write (Học

cách viết), thì riêng về loại tiểu thuyết, đã có hàng ngàn nhà chuyên
môn và năm nào cũng thêm hàng vạn người tập viết. Trong số đó,
bao nhiêu người thành công nghĩa là có tiền và có danh? May lắm là
được bốn phần ngàn, còn chín trăm chín mươi sáu phần ngàn kia thì
đành ôm cái hận thất bại. Leonard dám quả quyết như vậy vì ông đã
điều tra và thấy những tờ báo lớn nhất ở Mỹ mỗi tuần nhận được
trên ngàn bài cầu đăng mà chỉ chịu mua có ba, bốn bài.

Song le, nước người, văn nhân dù sao vẫn sướng hơn ở nước ta

nhiều vì một khi đã có danh vọng trên văn đàn thì đời họ rất phong
lưu.

Chẳng hạn như một tiểu thuyết gia người Pháp, nếu được giải

thưởng Goncourt là đã thành triệu phú ngay. Chính giải thưởng
không là bao, chỉ có năm ngàn quan, nhưng ảnh hưởng của nó rất
lớn: nhà xuất bản sẽ dám in ngay lần đầu hai trăm ngàn cuốn, tính
giá trung bình mỗi cuốn năm trăm quan, quyền tác giả ít nhất là 10

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.