NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 29

Viết còn có thể vì mục đích nữa là cầu vui, là để được cái thú viết,

hoặc thỏa cái nhu cầu viết.

Trong một bức thư gởi cho bà Maurice Schlésinger, Gustave

Flaubert có câu:

“Cũng như hồi trước, tôi sẽ viết, chỉ để được hưởng cái thú viết, tôi chỉ

viết cho một mình tôi, không hề nghĩ gì về tiền bạc hoặc về danh vọng ồn ào
cả”

Hầu hết các văn nhân, thi sĩ của ta hồi xưa đều có quan niệm ấy:

viết để tiêu khiển, để tự an ủi mình, để thoát ly đời sống hiện tại.
Viết như vậy thì tác phẩm thường có giá trị về nghệ thuật, nhưng
văn chương chỉ là một trò chơi tao nhã như cầm, kỳ, họa mà thôi.

André Gide không cho viết văn là một thú tiêu khiển mà là một

nhu cầu. Ông tuyên bố: “Ai mà cấm tôi viết thì tôi sẽ tự tử

[15]

Văn hào

của nước Pháp đó, tư tưởng luôn luôn thành thật và có thể rằng tôi
không hiểu nổi tâm lý của ông, nhưng thú thực, tôi không thấy thích
câu nói ấy, bằng lời sau nầy của Lỗ Tấn:

“Xưa nay tôi chả có chuyện gì là bắt buộc phải nói ra mới được ; mà

cũng chưa hề có văn chương gì bảo rằng không viết ra thì không chịu nổi!”

Mà Lỗ Tấn là một cây bút cũng rất thành thật, có nghệ thuật sắc

bén, đã nổi danh khắp thế giới và được coi là Maxime Gorki của
Trung Quốc.

Sau cùng, nhiều người cho rằng viết văn là để hoạt động. Theo tôi

quan niệm ấy đúng hơn cả. Viết tức là “nói với xã hội cái mình có
trong lòng” (A. de Vigny) tức là bày tỏ, bênh vực hoài bão của mình,
tuyên truyền cho tư tưởng của mình, mong nó được thực hiện, tóm
lại là để hoạt động.

Hàn-Dũ, Liễu-Tôn-Nguyên tuyên truyền cho đạo Nho ; Đào-Tiềm,

Lý-Bạch tuyển truyền cho đạo Nhàn ; Đỗ-Phủ, Bạch-Cư-Dị tuyền
truyền cho tư tưởng xã hội ; chủ trương mỗi nhà tuy khác, song đều
là hoạt động cho một lý tưởng, cho cái mà mỗi nhà tin là Chân, là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.