NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 30

Thiện hay là Mỹ. Thời nầy ai không nhận rằng nền văn minh nhân
loại còn nhiều khuyết điểm, cách tổ chức xã hội cần phải cải thiện,
nên nhà văn có tâm huyết nào mà không muốn xây dựng một tương
lai đẹp đẽ hơn cho những thế hệ sau?

Chưa thực hành được thì viết, một khi đã có đủ phương tiện và

năng lực thực hành thì tất nhiên nhà văn gác bút mà làm chánh trị.
Những kẻ chê Phạm Quỳnh, Nhất Linh, Hồ hữu-Tường đã đi làm
chính khách là không hiểu tâm lý văn nhân và cũng không có quan
niệm xác đáng về văn nghệ. Nếu muốn ta chỉ có thể chỉ trích đường
lối chính trị của ba nhà đó còn cái việc bước qua chính trị của họ thì
là một việc rất tự nhiên.

A.France còn khuyên văn nhân phải làm chính trị nữa. Ông nói:
“Ký-giả nào thiếu cái đó – tức lòng ham làm chính-trị - thì văn như

thiếu gân. Một trang viết hay chỉ là sự hoạt-động bị nén lại

[16]

(…) Bây

giờ người ta có thói khen một nhà văn khi chết là bình-sinh chỉ viết văn chứ
không làm chính-trị. Có khác chỉ khen một anh cụt tay là chỉ có một tay
không?”

Paul Valéry chắc cũng nghĩ như vậy. Năm 1919, tờ nguyệt san Văn

chương phỏng vấn ông:

- Tại sao ông viết văn?
Ông đáp:
- Vì nhu-nhược!
Ông muốn nói: Vì không thực hiện được hoài bão, nên mới phải

cầm bút. Trong bài tựa cuốn Nghề làm người ( Métier d’homme ) của
Raoul Dautry, ông nói với tác giả: “Tôi ghen ông đấy” - ghen vì
Dautry đã có một đời hoạt động tích cực còn ông thì không. Đó là
một lời nói nhũn nhưng cũng là một lời tự thú. Cổ nhân bảo có ba
cái bất hủ: lập đức, lập công và lập ngôn. Để lập ngôn đừng vào
hàng cuối thì thực là chí lý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.