CHƯƠNG IV
VĂN-NHÂN TRONG XÃ-HỘI
Những người bình thường không sáng tác được những nghệ
phẩm. Họ ăn ngủ, sống một đời bình thường rồi chết.
IRVING STONE
Pour toute nourriture, ll apporte son coeur,
A. DE MUSSET
Nghề viết văn đã kỳ cục mà xã hội văn nhân còn kỳ cục hơn. Ai
vào đó cũng được, nên trong đó có đủ các hạng người. Trần Trọng
Kim, Hoàng xuân Hãn, Khái Hưng Nhất Linh là văn nhân thì một
học sinh đệ lục thôi học viết ít bài hồi ký, đăng trên phụ trương một
tờ báo cũng là một văn nhân. Mà chẳng cần viết lách gì cả, cũng vẫn
có thể là văn nhân được. Bạn cứ mua một tấm bìa kẹp trong đó bạn
sắp mấy bài thơ cắt trên báo, một số Văn nghệ mới ra và vài tờ giấy
với những hàng chữ lớn “Khảo về thơ đa đa” hoặc “Thanh niên Gia
Nã Đại” dưới nghệch ngoạc ít câu lăng nhăng trích bậy bạ ở đâu đó,
ấy thế là bạn có thể bảo nhà in sắp cho bạn hai chữ “NHÀ VĂN”
kiểu Europe gras corps 18 ở dưới tên bạn, trên tấm danh thiếp rồi. Ai
cấm?
Nếu bạn lại cận thị thì thật là Trời giúp bạn đấy: cặp kính trắng
gọng đồi mồi rất ăn với vẻ mặt văn nhân. Không cận thị thì cũng có
cách, cứ mua một cặp kính trắng bình thường mà đeo. Trừ người
thân ra ai mà biết được mắt bạn có tật hay không chứ. Đeo cặp kính
đó và cắp bìa kẹp kia mà trầm ngâm hoặc mơ mộng bước vào thư
viện thành phố thì đích thị là: “Trông chừng thấy một văn nhân…”
lắm rồi mà còn gì nữa?
Nhưng tự nhận là văn nhân, được người ta tưởng mình là văn-
nhân là việc rất dễ, mà được các văn-nhân chính tông nhận cho vào
xã hội của họ thì kể cũng hơi chật vật. Họ gần-gần như không muốn