có thêm bạn đồng nghiệp mới và có ý rào khu vực của họ cho khỏi bị
bạn xâm chiếm.
Song một khi bạn được họ cho nhận vào làng thì cứ theo nguyên
tắc, bạn bình đẳng với họ. Ở đây, người ta chẳng kể bằng cấp, chức
tước, tuổi tác gì đâu chỉ cần tài. Nhưng tài thì cố nhiên là có cao thấp
khác nhau, nên ở trong làng rốt cuộc cũng có tôn ti trật tự y như tại
triều đình… trên sân khấu vậy.
Trong cuốn này, tôi cùng tiếng “văn-nhân” để chỉ hết thẩy những
người cầm bút từ ký giả đến tiểu thuyết gia, thi sĩ, khảo cứu gia…
Nghĩa đó hơi rộng.
Chính ra người ta phân biệt hai hạng cầm bút: một là văn-nhân,
hai là ký giả tức những người chỉ chuyên viết những bài có tính cách
thời sự đăng trên báo.
Trong giới văn-nhân lại chia ra ba, bốn cấp. Thi sĩ đứng đầu rồi
tới tiểu thuyết gia, kịch gia vì thơ là loại có tính cách văn nghệ hơn
hết – người ta nói vậy – cho nên nhà văn trẻ tuổi nào cũng chỉ muốn
làm thơ hoặc viết tiểu thuyết. Biết bao thanh niên nặn óc hàng năm
để làm thơ rồi ky cóp dành dụm cho được mươi, mười lăm ngàn
đồng để xuất bản. Bán được hay không, không cần; miễn được mang
danh thi sĩ và có dăm chục cuốn tặng bạn xa gần. Không làm được
thơ thì cũng rán “đẻ” ra một tập truyện ngắn. Trách chi thơ và tiểu
thuyết chẳng nườm nượp bay tới các tòa báo và các nhà xuất bản.
Sau tiểu thuyết gia, tới các nhà viết du ký hoặc tùy bút ; còn
những người chuyên phê bình, khảo cứu thì đứng riêng một phe, họ
ít có tính cách nghệ sĩ hơn cả.
Trong mỗi phe đó lại có nhiều kẻ hợm hĩnh tự phong mình là đại
ca và nhìn kẻ khác như em út.
Có những đại ca bắt em út ngồi đợi hàng mươi, mười lăm phút,
chẳng thèm ngó ngàng gì tới, cứ tự nhiên nói chuyện mưa nắng với
một người thứ ba ; chán rồi, đại ca mới quay lại, nhân từ khuyên em