NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 35

buồn cho ông chủ báo và những nhà văn bị họ lừa gạt mà kẻ thì mất
tiền người thì mang tiếng đã cộng tác với một bọn bịp.

Vì xã hội văn nhân có đủ hạng người như vây, nên khó có sự

đoàn kết rộng rãi được. Ở nước ta, chưa có một Hội các nhà văn, chỉ
mới thấy những nhóm nho nhỏ ba bốn người hay năm sáu người.
Những nhóm ấy, trước chiến tranh, khá đông, đi tỉnh nào cũng
gặp

[17]

nhưng trứ tác rất ít mà cũng không được bền, thường vài ba

năm là tan rã. Chỉ những bạn cùng chí hướng, đều có đức, tài và học
ngang nhau mới giữ tình thân với nhau lâu được.

*

G. Duhamel kể truyện trong cuộc đại chiến thứ nhất, ông gặp một

y sĩ lòng khô khan và sắt đá đến nỗi không mảy may cảm động
trước những đau khổ của con bệnh, mặt lúc nào cũng lạnh lùng, có
khi điểm vài nét mỉa mai nữa. Vậy mà một hôm, lại chơi nhà y sĩ đó,
ông ngạc nhiên thấy mặt ông ta đầy nước mắt vì đương đọc một
cuốn sách tả những thảm họa của chiến tranh, những thảm họa mà
ông ta chứng kiến mỗi ngày, mỗi phút, một cách thản nhiên. Sức
cám dỗ của văn chương như vậy có kỳ không chứ?

Có một lý tưởng đẹp, một lòng dễ cảm và một nghệ thuật cao để

bênh vực những cái thiêng liêng như lòng ái quốc, tình tương thân
tương ái… thì quả thật nhà văn đã nắm được một khí giới mạnh mẽ
vô cùng và bàn tay mảnh khảnh của nhà văn đáng sợ hơn một đội
quân thiện chiến.

Lamartine nói giòng Bourbon – một giòng vua ở Pháp – có được

Chateaubriand cũng như có một đạo quân. Lời ấy không quá đáng.
Sử Trung Hoa chẳng chép rằng Vũ Hậu đời Đường sợ toát mồ hôi
khi đọc bài “Hịch thảo Vũ Tắc Thiên”

[18]

của Lạc Tân Vương ; và

Tào Tháo, một tay gian hùng bực nhất cổ kim chẳng tái mặt khi đọc
tờ hịch của Trần Lâm đấy ư?

Ảnh hưởng của văn chương lớn như vậy nên nhà cầm quyền thời

nào, nước nào cũng nghi kị các nhà văn, tìm cách lung lạc họ, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.