được thì đàn áp, đàn áp mà họ cũng không sợ thì tàn sát.
Trong thời quân chủ, biết bao nhà văn nhờ cây bút nhảy lên được
nhờ những ghế cao nhất ở triều đình: Tư Mã Tương Như thay mặt
vua Hán đi vỗ về xứ Thục, Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn, Kỷ Quân đều
làm tể tướng; Marot, Cheteaubriand đều được hưởng những ân huệ
đặc biệt của vua chúa ; nhưng cũng có biết bao văn nhân bị những
tai họa thảm khốc chỉ vì cố bênh vực một lý tưởng hoặc sơ ý lỡ động
chạm tới nhà cầm quyền: người thì bị đày tới những nơi ma thiêng
nước độc như Hàn Dũ, Vương Thủ Nhân ; kẻ thì bị chém đứt đầu,
hay ngang lưng như: Trần Quí Cáp gần đây ở nước ta. Trang Đình
Lung và bảy chục người nữa trong cái án văn tự ở đầu đời
Thanh
bên Trung Quốc ; mặc dầu vậy, các nòi văn nhân hy sinh
cho chính nghĩa vẫn không thời nào tuyệt.
Lung lạc hay đàn áp nhà văn đều là những thái độ vô lý. Trong
một quốc gia độc lập, một xã-hội văn minh thì nhà cầm quyền với
nhà văn phải hợp tác với nhau để thực hiện hạnh phúc cho đồng bào
và nhân loại.
Bạch Cư Dị, một thi hào vào bực nhất đời Đường nói:
“Tai của nhà vua tự nó không đủ sáng, phải hợp hết các tai trong thiên
hạ mà nghe rồi mới sáng được ; mắt của nhà vua tự nó không đủ tỏ, phải
hợp hết các mắt trong thiên hạ mà nhìn rồi mới tỏ được, lòng của nhà vua
tự nó không đủ thông suốt, phải hợp hết cả lòng của thiên hạ mà nghĩ rồi
mới thông suốt được” để “xét và giúp chính trị đương thời cùng tiết đạo
nhân tình”
Trong đoạn đó, viết cách đây 11 thế kỷ, nếu ta thay tiếng “nhà
cầm quyền” vào tiếng “nhà vua” thì ý tưởng vẫn còn hợp thời.
Muốn làm tròn nhiệm vụ ấy nhà văn phải có một nhân cách cao,
luyện đức công tâm và lòng phụng sự, nhất là phải được tự do – tất
nhiên là một cách tương đối, chứ làm gì có sự tự do hoàn toàn được?
– để có thể thẳng thắn bày tỏ những nguyện vọng của quần chúng
và vạch những lỗi lầm của nhà cầm quyền. Nếu bị lung lạc thì văn