nhân chỉ có thể nịnh nhà cầm quyền, làm sao giữ chức ngự sử được
nữa ; mà nếu bị đàn áp thì hai bên đã coi nhau như kẻ địch, làm sao
còn cộng tác với nhau được nữa?
Tiếc thay, lịch sử văn học đông, tây, ít khi ta được thấy những
thời nào mà nhà
cầm quyền và văn nhân tin cậy nhau, và chung sức với nhau để
thực hiện hạnh phúc cho quần chúng.
Một văn sĩ Pháp đã nói: “Nghệ thuật do sự bó buộc mà sinh và
chết vì tự do”. Đó là đứng về phương diện kỹ thuật ; đứng về
phương diện tư tưởng thì ngược lại: Bị bó buộc, tư tưởng sẽ chết
nghẹt, được tự do, tư tưởng mới tấn phát.
*
Xưa nay, khắp thế giới, ngoài Tolstoi ra, có lẽ không có văn sĩ nào
được người đương thời ngưỡng mộ như Voltaire. Người a gọi ông là
ông Hoàng ; hơn nữa, người ta tặng ông mỹ hiệu, “patriarche”
cũng từa tựa như mỹ hiệu “phu tử” ở Trung Quốc ; hoặc danh từ
“cha già” ở nước ta, các vua chúa châu Âu lấy làm hân hạnh được
thư từ với ông ; hồi ông ần cư ở Ferney, người tứ phương lại chiêm
ngưỡng dung nhan ông như một vị thánh sống ; và lúc về già ông
được vua Pháp mời lên Ba lê dự lễ đặt vòng hoa lên tượng của ông
trong rạp hát Opéra: Cả thành Ba lê nườm nượp tới đó hoan nghênh
ông và những bà quý phái sang trọng, trẻ đẹp nhẩy múa chung
quanh tượng bán thân của ông đặt giữa sân khấu.
Viết văn như ông là thành công đến cực độ, vậy mà có lần ông đã
phàn nàn:
“…(Hỡi bạn văn), nếu bạn thành công, tức thì kẻ thù xuất hiện: bạn đi
trên bờ một vực thẳm, giữa sự khinh bỉ và sự thù hằn”.
Tâm lý số đông là không muốn thấy người khác hơn mình và
người nào vượt lên hẳn những người khác tất thành cái đích chung
cho thiên hạ nhắm. Vì giọng mỉa mai cay độc của ông cũng có, vì kẻ