NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 28

khoán, nghề kim hoàn, nghề bào chế, “bác sĩ chích”, vân vân… gặp
vận chỉ vài năm là đã có bạc triệu; còn gò lưng ra viết thì dù có táng
tận lương tâm, mãi dâm cây bút, cũngchỉ kiếm được mươi, mười
lăm ngàn đồng trong một thời gian ngắn để rồi khi hết thời, lại bị
chính những độc giả đã say mê đọc ta, sẽ buông lời mạt sát ta.

Một anh bạn thi sĩ của tôi nói: “Nếu phải làm thơ vì tiền thì khổ

lắm, thà làm thợ mộc, nề còn sướng hơn”. Đúng vậy, miễn cưỡng
viết là một cực hình, đã chẳng bõ công mà còn làm tâm hồn ta ti tiện
đi nữa.

Boileau trong cuốn Nghệ thuật làm thơ (L’art poétique) tỏ vẻ khinh

bọn cầm bút tham tiền:

“Tôi biết rằng một tâm hồn cao cả có thể kiếm được một số lợi ích chính

đáng trong công việc của mình, như vậy chẳng nhục nhã mà cũng chẳng
tội lỗi gì cả; nhưng tôi không thể chịu được hạng tác giả có tên tuổi mà
chán danh, ham bạc, đem thần Apollo

[13]

cầm cho tiệm sách và làm cho

một nghệ thuật thành nghề buôn.”

Rồi Boileau khuyên ta nên viết vì danh.
Rất nhiều văn nhân nghĩ như ông và chỉ có kẻ chỉ mong suốt đời

viết một câu bất hủ - một câu thôi chứ không cần một bài. Một anh
bạn tôi làm thơ đã hai chục năm, nói: “Được như Đặng Dung, tác giả
câu nầy:

Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.
… rồi chết cũng không hận”. Một anh khác đọc tiểu sử Trương

Tiên, một thi sĩ đời Tống

[14]

rồi mơ mộng cả buổi; và không biết tới

nay anh đã tìm được câu nào để hậu thế nhắc tới mình chưa?

Ham danh vốn là tật chung của nhà văn song ham tới mực đó thì

cũng quá. Trong lúc sống, ít ai nghĩ đến cái danh của mình mà một
khi đã xuống hố thì những cục đất rớt độp độp trên quan tài cũng
không hay, còn biết gì đâu mà thích lưu danh muôn thuở?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.