CHƯƠNG I
THỜI – KỲ DỰ - BỊ
Nhiều bạn trẻ viết thư hỏi tôi: “Học-sinh nên làm văn-nghệ
không?” Tôi xin trả lời chung các bạn ấy ở đây.
Tôi nhận thấy những bạn hăng-hái bênh vực quan niệm nên làm
văn-nghệ đều đưa ra ba lý lẽ:
- Trong số học sinh cũng có nhiều “nghệ-sĩ” mà đã là nghệ sĩ thì
không thể không viết được.
- Nhiều học-sinh yêu văn-nghệ, làm văn-nghệ mà vẫn chăm, vẫn
giỏi, vẫn theo đủ các môn, không hiếu danh, khoe khoang, chơi-bời,
trụy-lạc.
- Học-sinh cần làm văn-nghệ vì trẻ cũng có những băn-khoăn,
những nguyện-vọng của trẻ. Chỉ họ mới biểu hiện nổi sinh hoạt của
họ. Giáo sư và phụ huynh không thể làm được việc ấy, mà các người
quan tâm đến “mầm non của đất nước” cần phải hiểu họ để đào tạo
những công dân tốt mai sau.
Về lý lẽ thứ nhất, mọi người nhận rằng nhiều bạn trẻ có khiếu viết
văn; nhưng bảo rằng đã là nghệ-sĩ, không thể không viết được, thì
xin lỗi các bạn, tôi chưa tin hẳn lời ấy: hẳn các bạn chưa quên lời của
Lỗ-Tấn, mà tôi đã chép ở một chương trên?
Về lý-lẽ thứ nhì, lấy kinh-nghiệm để xét thì tôi được biết bốn anh
bạn và ba học sinh của tôi vừa đi học vừa viết văn. Trong số đó có
bốn người hiếu danh, khoe khoang, kết quả chắc chắn là không đi
tới đâu; và ba người đứng đắn thì chỉ mó mỗi một người đậu được
tú tài, còn hai người kia đều bỏ dở sự học và phải ân hận rằng học
kém quá, ra đời muốn học thêm mà mắc bận bịu vợ con, lo cái nợ
cơm áo.
Sau cùng, về lý lẽ thứ ba, tôi cũng muốn tin rằng các bạn học sinh
có những băn khoăn, những nguyện-vọng mà giáo sư và phụ huynh