NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 49

(Un art de vivre) của A. Maurois, trọn cuốn Huấn luyện tình cảm
(L’éducation des sentiments) của P. F. Thomas, nhiều truyện ngắn,
tùy bút của Hồ Thích và năm, sáu chục bài trong bộ Cổ văn quan chỉ.

Nhờ công việc dịch ấy, tôi học được rất nhiều và hiểu rõ tư tưởng

của các tác giả hơn trước: lắm câu đọc qua tưởng là rõ ràng, đến lúc
dịch mới thấy có chỗ chưa tỉnh xác, dễ khiến độc giả hiểu lầm. Khi
dịch, tôi rán tìm những tiếng Việt để diễn đúng và khi viết tôi giữ
được tập quán lựa tiếng, thành thử ngoài cái lợi được ảnh hưởng của
nhiều danh sĩ tới phép hành văn, tôi lại tập thói suy nghĩ, phê bình
và viết sao cho thật sáng sủa

[26]

.

Người ta bảo Henry de Montherlant ngày nào cũng dịch Tacite để

luyện văn. Điều ấy có thể tin được và gương ấy rất nên theo.

*

Chương nầy đáng lẽ đến đây là hết, nhưng tôi tưởng nên bàn

thêm về vấn đề lựa chọn bút danh

[27]

.

Khi nào bạn thấy văn của bạn đã đáng cho ra mắt độc giả thì tất

nhiên vấn đề lựa bút danh sẽ làm cho bạn phải nhiều thắc mắc. Lựa
tên gì? Đặt tên gì cho hay, cho kêu, cho những độc giả tương lai của
mình phải tức thời chú ý?

Ồ, cái đó thì tùy bạn, bạn có thể dùng bút hiệu là A, B, C hoặc X,

Y, Z hoặc Chàng Bẩy, Chàng Ba... Bạn lại có thể lấy ngay tên một thi
hào đời cổ, chẳng hạn Nguyễn Du, Lý Bạch. Bạn cười ư? Có làm sao?
Bạn chẳng thấy một ký giả Việt Nam kia đã mượn họ và tên hiệu của
thi thánh Đỗ Phủ để ký bằng ba chữ Đỗ Thiếu Lăng?

Nhưng tôi xin dặn kỹ bạn điều này: phải cẩn thận, cẩn thận lắm

lắm, đừng để bút danh của ta trùng với bút danh một nhà văn Việt
Nam đương thời. Tối kỵ đấy!

Mới năm nào, đọc trên một tuần báo nọ ở Sài-gòn, tôi đã thấy chỉ

trong nửa tháng mà đã có hai nhà văn la lên bải hải rằng họ đã bị
người khác ký trùng tên. Tội nghiệp quá! Số văn sỉ nước mình hiện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.