rực, thả chiếc thuyền trên rạch Cái Răng hay Bình Thủy mà nghe
tiếng đàn tranh văng vẳng dưới rặng sao ở trên bờ; nào những buổi
chiều đậu ghe trong cánh đồng Bạc Liêu hay Rạch Giá, nhìn mặt trời
đỏ như cục than hồng và lớn bằng chiếc mâm từ từ hạ xuống mặt
đất mênh mông phẳng lì; nào những cảnh âm u trong rừng đước,
rừng vẹt ở Cà-mau, cảnh phồn thịnh của lâu đài, vườn tược ở Sa
đéc... những cảnh đó, những tình đó, nhất nhất tôi đều ghi lại đủ.
Tóm lại, tôi đã theo phương pháp của Goncourt mà không hay và
tôi tưởng hầu hết các nhà văn đều tập viết như vậy: quên những
điều đã học mà cứ viết bừa đi, không mô phỏng ai cả, có cái lợi là
thấy vui, không chán, mà tập được một lối văn tự nhiên, đặc biệt của
mình.
*
Tập viết rồi lại phải tập sửa: biết sửa văn tức là biết viết văn.
Nhưng lúc mới đầu, tập sửa văn mình là một việc rất khó, vì ta chưa
quen đứng vào địa vị khách để duyệt lại văn ta, cho nên rất cần có
người khác chỉ bảo.
Nếu bạn có được một ông thầy đủ khả năng và tận tâm thì thật là
may cho bạn bạn khỏi mất thì giờ mà dễ thành công. Còn như không
có thì bạn có thể theo một lớp hàm thụ dạy thuật viết văn như
trường Universelle hay trường Sciences et Arts ở Pháp
. Giáo sư
những lớp hàm thụ ấy cố nhiên có nhiều kinh nghiệm về nghề cầm
bút, xét văn rất sành, ta có thể tin họ. Tuy nhiên, một là vì lẽ ở đời
không có gì tuyệt đối, hai là vì óc thẩm mỹ của mọi người không thể
giống nhau trong các khía cạnh, những ông thầy văn đó cũng có khi
lầm. Chẳng hạn Jesse Stuart trong cuốn Viết vì thích hoặc vì tiền
(Writing for love or for money) kể chuyện giáo sư một lớp hàm thụ
nọ khuyên ông đừng viết tiểu thuyết, nhưng ông cứ viết, và sau
được ba tờ báo ở Mỹ tranh nhau đòi mua truyện.
*