NGHỀ VIẾT VĂN - Trang 8

người giữ bản khắc sẵn lòng cho phép in hoặc nếu nhờ họ in thì họ
tính tiền công rất nhẹ. Họ thấy có một cái vinh dự được truyền bá
tác phẩm và vinh dự đó đủ làm cho họ thoả mãn, làm công việc đó
chỉ mong trả ơn ông cha hoặc thầy học, hoàn toàn vì tình chứ không
vì lợi.

Còn nói về những cửa hàng chuyên bán sách như những cửa hàng

ở phố hàng Gai, Hà nội hồi xưa, thì hễ thấy một cuốn nào đó nhiều
người hỏi, họ liền kiếm một bản in, nhờ một nhà nho duyệt qua lại,
rồi tự tiện mướn thợ khắc, không cần xin phép tác giả. Tác giả chẳng
những cho vậy là tự nhiên mà còn lấy làm vinh hạnh được một hiệu
sách in sách mình.

Tóm lại, một tác phẩm ngay từ khi chép hoặc in xong để truyền

bá trong dân chúng thì là đã thành ngay của công rồi. Ai in lại cũng
được, ai bán cũng được, thậm chí đến ai muốn tự ý sửa chữa, thêm
bớt ra sao cũng được! Vì vậy mà mỗi tác phẩm có nhiều bản không
giống nhau, như Truyện Kiều có đến năm, sáu bản in, bản của họ
Nguyễn, bản in ở Kinh, bản in ở Hà Nội, bản của hiệu sách nầy, bản
của hiệu sách khác.

Tình trạng đó thật đã có hại cho văn học.
Hại thứ nhất là văn học phát triển không mạnh. Viết văn đã

không phải là một nghề, nghĩa là tác giả đã không có chút quyền lợi
vật chất gì cả thì viết chỉ còn là để tiêu khiển, dầu phẩm vẫn cao mà
lượng tất nhiên phải kém. Chúng ta thử tưởng tượng nếu Victor
Hugo cũng chỉ vì danh hay hứng mà viết thì tác phẩm của ông có
được tới số trăm như vậy không? Và nếu Honoré de Balzac không
được các nhà xuất bản trả một xu nhỏ nào thì bộ Hài-kịch của nhân
loại
(La comédie humaine) có ra đời được chăng? Cả thế kỷ trước,
nước nhà xuất bản may lắm thì được trăm bộ còn Pháp thì hàng ức
bộ, nguyên nhân chánh là các cụ cho viêt văn không phải là một
nghề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.