NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ NHÂN LOẠI - Trang 32

xem là một phần tàn dư của niềm tin sai lầm rằng, tiến bộ xã hội được giải
thích bằng sự hiện diện những giá trị bẩm sinh cố hữu của tổ tiên. Một phép
đối chiếu sai lầm bắt nguồn từ các hiện tượng đã được ngành khoa học tự
nhiên làm sáng tỏ đã dẫn dắt các nhà sử học phương Tây thế hệ trước hình
dung các chủng tộc như là “nguyên tố” hóa học, và hôn nhân khác chủng
tộc như là “phản ứng hóa học” giải phóng năng lượng tiềm tàng đồng thời
sinh ra bọt khí và tạo thay đổi ở những nơi mà trước kia vẫn bất động và
đình trệ. Các nhà sử học đã tự lừa dối mình khi cho rằng chính “sự pha trộn
của dòng máu mới” - như họ mô tả một cách ẩn dụ về ảnh hưởng của chủng
tộc trong cuộc xâm lược của người rợ - có thể giải thích cho sự xuất hiện
mãi về sau này của sự sống và sự lớn mạnh đã cấu thành lịch sử của xã hội
Tây phương. Lý thuyết này cho rằng người man di là “những chủng tộc
thuần khiết” của đoàn người chinh phạt, dòng máu đó vẫn tiếp tục được sản
sinh và khiến cho thân xác các hậu duệ của họ trở nên cao quý.

Sự thực, người rợ không phải là tác giả sáng tạo ra bản thể tinh thần

của chúng ta. Họ đã lợi dụng cơn hấp hối của xã hội Hy Lạp cổ, nhưng
thậm chí họ không thể giành lấy vai trò lịch sử là người tung ra đòn kết liễu
nó. Họ xuất hiện trong bối cảnh xã hội Hy Lạp cổ đang phải chịu những vết
thương chí tử mà nó tự gây ra cho mình trong thời kỳ loạn lạc trước đó
hàng thế kỷ. Họ chỉ thuần túy như giống kền kền hoặc là các loài ăn xác
chết khác mà thôi. Thời kỳ Anh hùng của họ là đoạn kết của lịch sử Hy Lạp
cổ, chứ không phải chương mở đầu lịch sử của chúng ta.

Như vậy, có ba nhân tố đáng lưu ý trong quá trình chuyển đổi từ xã

hội Hy Lạp cổ sang xã hội Tây phương mới, đó là: hình thái chính quyền
trung ương như là chương cuối của xã hội cũ, giáo hội phát triển trong lòng
xã hội cũ và nuôi dưỡng sự phát triển của xã hội mới và những cuộc xâm
lăng hỗn loạn trong thời kỳ Anh hùng của người rợ. Trong số các nhân tố
này thì nhân tố thứ hai có tầm quan trọng lớn nhất, trong khi nhân tố thứ ba
có tầm quan trọng nhỏ nhất.

Một dấu hiệu nữa cho thấy mối quan hệ trực hệ giữa xã hội Hy Lạp cổ

và xã hội Tây phương đáng được lưu ý trước khi chúng ta chuyển sang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.