của họ mà thôi. Chúng ta sẽ đi qua những cái bóng và những hình ảnh trừu
tượng, hão huyền mà bản chất chỉ là cảm giác, những “con người” đáng bị
kết án như các nhà nghiên cứu hiện đại đã làm với “Lycurgus, vị vua người
Sparta”, người được tổ tiên chúng ta cho là người khôn ngoan đích thực của
xứ Athens – rằng ông ta “không phải con người; mà là một vị thần”. Chúng
ta sẽ bắt đầu từ nấc thang dưới cùng với thiên thần trong cỗ máy và thử đi
từ bậc thang có lẽ là thấp kém hơn cả con người này lên tới độ cao tột cùng
của thiên thần trên thập giá. Nếu chết trên thập giá là đỉnh cao tột độ mà
một con người có thể đạt tới trong việc minh chứng chân lý của lời khẳng
định tư cách thần thánh của mình, thì xuất hiện trên sân khấu có lẽ là khó
khăn nhỏ nhất mà vị thần đã được thừa nhận có thể hỗ trợ cho lời khẳng
định của vị cứu tinh.
Trên sân khấu Attica trong thế kỷ chứng kiến sự suy tàn của nền văn
minh Hy Lạp cổ, thiên thần trong cỗ máy thực sự là một báu vật trời cho để
chế giễu các nhà soạn kịch, những người tuy đang sống trong một thời đại
khá văn minh, nhưng vẫn bị ràng buộc bởi nguyên tắc lấy cốt truyện từ thần
thoại Hy Lạp cổ. Nếu diễn tiến của vở kịch bị mắc kẹt trong một tình trạng
rối rắm không giải quyết được của những tội lỗi về đạo đức hoặc những sự
kiện không xác thực, thì tác giả có thể thoát ra khỏi chiếc lưới mà ông ta đã
vướng vào qua một trong những quy tắc nghệ thuật của ông ta bằng cách
sắp xếp lại trật tự vở kịch theo một quy tắc khác. Ông ta có thể sản sinh ra
một thiên thần “núp trong một cỗ máy”, được đưa lên sân khấu để nhào nặn
ra đoạn kết. Thủ thuật nói trên của các nhà soạn kịch Attica đã xúc phạm
các học giả, bởi lẽ những giải pháp cho các vấn đề của con người được đề
xuất bởi những nhà phát minh thần thánh trên đỉnh Olympian này không
thuyết phục được trí tuệ của con người mà cũng không lôi cuốn được trái
tim của họ. Euripides là một kẻ chuyên công kích người khác bằng thủ
thuật nói trên, và một học giả Tây phương hiện đại đã nhận xét rằng
Euripides chẳng bao giờ đưa một thiên thần trong cỗ máy lên sân khấu mà
không có những lời lẽ xấc xược vô lễ. Theo Verrall, “nhà duy lý” Euripides
(như ông ta tự nhận) đã bắt quy tắc truyền thống kia phục vụ cho những