mục đích riêng của ông ta bằng cách sử dụng nó như một lớp bình phong
che chắn cho những cuộc tấn công bằng các lời chế diễu và báng bổ mà ông
ta sẽ khó lòng thoát khỏi sự trừng phạt nếu thể hiện chúng một cách công
khai và trực tiếp. Bức bình phong này có kết cấu bề mặt rất lý tưởng, vì nó
cản được những mũi tên thù địch từ các nhà thơ địch thủ của ông ta, trong
khi vẫn trong suốt đối với những đôi mắt tò mò của những người theo chủ
nghĩa hoài nghi.
“Thật không quá lời khi nói rằng trên sân khấu của
Euripides, bất kỳ lời nào được thốt ra từ miệng các thánh thần
đều phải được coi là một sự báng bổ tự thị. Trong tất cả mọi
trường hợp, quan điểm của tác giả này đều gây khó chịu và gần
như luôn luôn là điều dối trá. ‘Mượn lời các vị thần, ông ta thuyết
phục mọi người rằng họ không tồn tại.’”
Gần gũi hơn với những vinh quang và bất hạnh của số phận con
người, và xứng đáng được ca ngợi hơn là những vị anh hùng “nửa thần
thánh” được các bà mẹ con người sinh ra với sự đóng góp của một ông bố
“siêu phàm” – Heracles (tức Hercules), Asklepios, Orpheus, và đó mới chỉ
là các ví dụ của người Hy Lạp. Những nhân vật “bán thần” trong xác thịt
con người này, bằng công lao của họ, tìm kiếm nhiều con đường khác nhau
để thắp sáng số phận của con người, và qua những hình phạt mà các vị thần
ghen tức giáng xuống đầu họ, họ đã chia sẻ những đau khổ của loài người
mà họ phụng sự. Nhân vật bán thần, cũng như con người, phải trải qua cái
chết – đây cũng chính là niềm vinh quang của họ – và đằng sau hình tượng
cái chết của nhân vật bán thần ẩn giấu một hình tượng vĩ đại hơn của một vị
thần thực thụ hy sinh vì những thế giới khác nhau dưới những cái tên khác
nhau – với thế giới Minoan là Zagreus, với thế giới Sumer là Tammuz, thế
giới Hittite có Attis, thế giới Scandinavia là Balder, thế giới Syria có
Adonis, thế giới Shī‘ī là Hussayn, và với thế giới Tây phương là Chúa
Jesus.
Vị thần có nhiều “hình tượng hiển linh” nhưng chỉ chịu cùng một khổ
hình này là ai? Mặc dù ngài xuất hiện trên sân khấu trần thế của chúng ta