đến phái trí thức nữa cũng không đọc nổi, thì lúc ấy mới là sự đắc thắng
hoàn toàn của nghệ thuật.
Mới nghe đến đấy, Xuân đã chợt thấy bóng bà Văn Minh thấp thoáng
ở nhà trong.
(15)
Nó bèn rón rén vào thì hai người này cũng theo nó, vừa
chuyện trò vừa vào trong cửa hàng.
− Lạy bà ạ.
Bà Văn Minh gật đầu đáp lại Xuân và bắt tay hai người kia.
(16)
− Ông ngồi chơi. Ông lại có việc gì thế? Dạo này báo lên hay
xuống?
− Tôi lại có việc hệ trọng lắm. Báo lên được 50 số...
− Thế anh này, anh hỏi gì?
Xuân lúng túng, xoa tay:
− Bẩm... bẩm... bà lớn Phó Đoan, hôm qua...
Văn Minh cắt ngay:
− Im! Anh phải gọi là bà Phán, không thì bà không bằng lòng.
− Vâng! Bà Phán dặn tôi lại đây... nói hộ... với bà...
− Được, thế anh ngồi đấy mà đợi.
Rồi bà Văn Minh ra hiệu mời ông nhà báo vào bộ sa-lông ở tận bên
trong cửa hàng.
(17)
Xuân ngồi xuống một cái ghế sắt bọc vải ở gần cửa. Tuy
nó cũng hơi nóng ruột, song được dịp hưởng bằng một bữa tiệc rất hiếm,
nghĩa là ngắm nghía những bộ phận kín đáo của phái đẹp mà chỉ có cuộc Âu
hoá là dám phô ra một cách đảm đang bằng những cái ma-nơ-canh.
(18)
Nào
là những cái ngực khiêu khích đeo những coóc-sê lụa viền đăng-ten,
[d]
nào
là những bắp đùi lồng trong những cái bít tất lụa, nào là những áo lót mình,
những quần đùi, tóm lại thì là đủ cả những cái có thể gợi xuân tình trong
lòng một ông cụ già đã ăn khao bảy mươi. Những súc lụa trơn và hoa nghìn
tía muôn hồng làm cho cửa hiệu có một vẻ vui tươi đặc biệt. Trong cùng thì