NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ - Trang 19

Ở miền Bắc, kể từ sau khi phong trào Nhân văn – Giai phẩm bị đàn

áp, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều bị cấm lưu hành nên không được
in lại. Chỉ đến năm 1982 mới có tiểu thuyết Vỡ đê của ông được phép tái
bản. Cho đến thời đổi mới, thực tế là từ năm 1987, các tác phẩm của Vũ
Trọng Phụng mới thực sự được quyền trở lại với độc giả, cũng tức là trở lại
trong hoạt động xuất bản.

Vào năm 1987, lần đầu tiên một bộ Tuyển tập Vũ Trọng Phụng gồm

3 tập (Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Hữu Tá sưu tầm, tuyển chọn, Nguyễn
Đăng Mạnh giới thiệu, Nxb. Văn học, 1987-88), được ra mắt độc giả cả
nước; phần đầu tập 3 bộ tuyển này (242 trong số 364 trang) dành in Số đỏ.
Về mặt văn bản, các soạn giả bộ tuyển này, không rõ vì lý do gì, đã chọn
dùng văn bản do nhà Mai Lĩnh từng in cho hầu hết các tác phẩm được đưa
vào bộ tuyển, trong đó có Giông tố, Số đỏ.

Ngay sau khi phát hành bộ Tuyển tập Vũ Trọng Phụng kể trên, tiểu

thuyết Số đỏ lại được nhà xuất bản Văn học cho in thành sách riêng, với số
lượng 30.000 bản (in tại nhà in báo Nhân dân, số xuất bản 18/VH, in xong
và gửi lưu chiểu tháng 8/1988); văn bản được sử dụng ở đây tất nhiên vẫn là
bản in trong bộ tuyển kể trên.

Kể từ 1988 đến 2012, tra cứu theo dữ liệu thư mục Thư viện Quốc

gia, Hà Nội, có thể thấy tiểu thuyết Số đỏ được tái bản trên 20 lần. Hoặc là
nằm trong các bộ sưu tập được gọi là “tuyển tập” (khoảng 2 bộ, mỗi bộ được
in lại khoảng 2 – 3 lần) hay được gọi là “toàn tập” (khoảng 2 bộ, mỗi bộ in 1
lần). Hoặc là in thành sách riêng, ví dụ: bởi Nxb. Văn học (1988, 1989,
1990, 1997, 1998, 2001, 2002, 2003), bởi Nxb. Văn nghệ Tp.HCM. (1998,
1999), bởi Nxb. Đồng Nai (2000, 2001, 2006), bởi Nxb. Hải Phòng (2000),
bởi Nxb. Hội Nhà Văn (2005, 2006, 2008), bởi Nxb. Văn hóa Sài Gòn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.