những dị bản không mong muốn. Chẳng hạn, hẳn là tác giả không thể chủ ý
xóa bớt những chi tiết thuộc loại thông tin mô tả, thông tin kể chuyện như
loại này:
1/
A: Trong khi ấy Xuân cứ điềm nhiên giữ luôn mấy chức: giáo sư quần vợt, giáo dục một cậu con cầu
tự cho khỏi hoàn cảnh xấu, cố vấn của sư cụ Tăng Phú trong việc chấn hưng đạo Phật bằng báo Gõ
mõ, mặc dầu chỉ hay đập trống chay. Đã có một căn phòng riêng rất lịch sự trong nhà bà Phó
Đoan rồi, thỉnh thoảng nó mới có thời giờ nhàn rỗi tạt qua lại hiệu may Âu Hoá độ mươi phút.
C, D, E, F, G: Trong khi ấy Xuân cứ điềm nhiên giữ luôn mấy chức: giáo sư quần vợt, giáo dục một
cậu con cầu tự cho khỏi hoàn cảnh xấu, cố vấn của sư cụ Tăng Phú trong việc chấn hưng đạo Phật.
Chỉ thỉnh thoảng có thời giờ nhàn rỗi nó mới tạt qua lại hiệu may Âu Hoá độ mười phút.
(chương XIV)
Ngoài ra, những so sánh đối chiếu cụ thể cũng phần nào cho thấy, tuy ta
chưa tìm lại được bản in Số đỏ của nhà Lê Cường 1938, song ta đã có thể
nhận biết: các bản in về sau đều chủ yếu căn cứ vào bản Lê Cường 1938 chứ
không phải vào bản đăng Hà Nội Báo 1936-37.
Điều ấy thật ra cũng là dễ hiểu. Ta biết, muốn có đủ bản đăng Hà Nội Báo
này, phải có đủ trong tay 16 số báo cũ, một việc không hề đơn giản, dù bạn
đang ở Hà Nội vào năm 1946 hay 1952; vả lại tìm được ngần ấy rồi thì bạn
vẫn còn thiếu 4 chương cuối truyện! Trong khi ấy, ở tại Hà Nội vào năm
1946 hay năm 1952 thì hẳn bạn vẫn chưa gặp khó khăn gì lắm để có được
một bản sách Số đỏ do nhà Lê Cường in năm 1938.
2/ Khác biệt giữa các bản Minh Đức và các bản Mai Lĩnh: Dấu
vết kiểm duyệt
Có thể nói, sau khi đã tiến hành khảo dị cụ thể tất cả các chương truyện Số
đỏ, nhận xét bao quát của tôi về khác biệt giữa 2 bản Minh Đức với 2 bản