Mai Lĩnh, chính là bản Minh Đức không có dấu vết bị cắt xén bởi kiểm
duyệt, còn ở bản Mai Lĩnh thì dấu vết bị cắt xén bởi kiểm duyệt là rõ rệt.
Những ai có hiểu biết về lịch sử chế độ kiểm duyệt trong suốt thời thực dân
Pháp ở Đông Dương đều biết, Toàn quyền Đông Dương đã giải tán sở kiểm
duyệt từ đầu năm 1935. Động thái này là do tác động của việc chính phủ
Bình dân lên cầm quyền ở Pháp. Tất nhiên việc sở kiểm duyệt bị giải thể
không có nghĩa là sách báo chữ Việt ở xứ này từ thời điểm ấy được xuất bản
tự do. Vẫn phải có giấy phép mới được ra báo, in sách; chỉ có điều không
phải nộp bản rập (épreuve) cho sở kiểm duyệt rồi chờ trả kết quả đem về sửa
chữa rồi mới được chạy máy in ra sách ra báo như trước kia; nhưng sách báo
phát hành ra, vẫn có thể bị tịch thu, chủ báo chủ xuất bản sẽ bị thu hồi giấy
phép hoạt động. Chính Lê Tràng Kiều đã nếm quả đắng ngay những tháng
đầu tiên không còn sở kiểm duyệt; ông cùng nhóm bạn mua lại giấy phép để
ra tờ Tân thiếu niên (bộ mới) với chí hướng tân tiến, nhưng mới ra tới số 3
thì bị thu hồi giấy phép (về sau được biết là do đăng ở số 3 bài phóng sự Vũ
Trọng Phụng viết về một thủ lĩnh Việt Nam Quốc dân đảng là Ký Con Đoàn
Trần Nghiệp); tờ báo chỉ tồn tại được đúng 3 tuần (26.1.1935 – 16.2.1935) ở
ngay tháng đầu năm đầu sau khi sở kiểm duyệt bị giải tán.
Tất nhiên việc bãi bỏ sở kiểm duyệt dù sao cũng làm cho sách báo được nới
lỏng hơn trước; Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dường như cũng ít nhiều được
hưởng lợi ích ấy, khi được đăng tải liên tục, hầu như không có trục trặc. Thế
nhưng quá trình đăng tải Số đỏ cũng đã không được hoàn tất đến nơi đến
chốn: sau kỳ đăng thứ 16, còn 4 kỳ nữa mới hết, thì Hà Nội Báo bị đình chỉ,
giấy phép bị thu hồi; đây có thể là tai họa từ một bài báo gây sự cố nào khác,
(1)
nhưng Số đỏ cũng đã phải chịu chung số phận.
Sách Số đỏ do nhà Lê Cường in lần đầu (1938) được phát hành bình thường
(dấu hiệu bình thường là không thấy dư luận đương thời ghi nhận sự cố gì
bất thường cho sự ra đời bản in này; còn nếu đã bị thu hồi thì sách sẽ không
có trong kho sách thư viện Pasquier, sau này là Thư viện Quốc gia, Hà Nội).
Chế độ kiểm duyệt chỉ đến những năm 1939-40 mới được thiết lập lại. Thế