thành “những nhà cách mạng”. Đây khá rõ là cách né kiểm duyệt bằng sửa
chữa, tức là tạo ra thêm dị bản.
2/
C, D, E: Có tờ sốt sắng viết: Hai vua tại một nước! Lại có tờ báo của vô sản hô hào: Anh
em chị em quần chúng lao khổ! Phải ăn mặc thật diện vào để chống nạn phát-xít! Phải tỏ rằng
mình văn minh tiến bộ! Đả đảo chiến tranh! Vạn tuế hòa bình! Và có điều đáng để ý là báo nào
cũng gọi việc vua Xiêm sang đây là một chỗ “rẽ ngoặt”.
F, G: Có tờ sốt sắng viết: Hai vua tại một nước! Và có điều đáng để ý là báo nào cũng gọi
việc vua Xiêm sang đây là một chỗ “rẽ ngoặt”.
(chương XIX)
Ở đoạn này, bản Mai Lĩnh 1952 (bản D) không khác so với cả hai
bản Minh Đức (C, E), nhưng bản Mai Lĩnh 1958 rõ ràng đã bỏ đi 43 từ so
với các bản kể trên. Không khó để hiểu rằng ty kiểm duyệt của chính thể
Quốc gia không muốn thấy những nội dung như thế (nói đến các ý niệm “vô
sản”, “quần chúng lao khổ”) hiện diện trong sách báo dưới thời mình, dù là
được nói tới trong văn phong hài hước mỉa mai chứ không phải văn phong
chính luận.
5/ Bản Văn học 1987: Những sai lệch mới, những dị bản mới
Như đã nêu trên, bản in Số đỏ trong bộ Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (3
tập, Nxb. Văn học, 1987-1988) không ghi rõ là sử dụng bản in nào trong số
các bản in Số đỏ từng được xuất bản trong vòng 50 năm trước.
Những so sánh đối chiếu cụ thể cho tôi thấy, bản này chủ yếu sử
dụng bản Số đỏ của nhà xuất bản Mai Lĩnh 1958. Điều này cũng có nghĩa là
bản này đã kế thừa những tiến triển văn bản Số đỏ ở nhánh Mai Lĩnh kể trên,
tính đến năm 1958, tức là cũng đã vô tình gánh chịu những cắt bỏ của kiểm
duyệt đối với bản in Số đỏ của nhà Mai Lĩnh năm 1952 ở Hà Nội và năm
1958 ở Sài Gòn. Bên cạnh đó, bản in này của nhà xuất bản Văn học đương
nhiên cũng được kế thừa những gì khả thủ về giữ gìn văn bản Số đỏ trong