NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ - Trang 79

(43) A: Một lát sau tự nhiên thấy một người Pháp nắm tóc thằng Xuân, lôi nó xềnh xệch ra giữa sân

mà tát, mà sỉ vả.

C, D, E, F, G: Một lát sau tự nhiên thấy một người Pháp nắm tóc Xuân, lôi nó xềnh xệch ra sân

mà tát, mà sỉ vả.

(44) A: Mọi người xúm lại hỏi thì ra nó bị bắt quả tang nhìn trộm một cô đầm lúc cô thay váy để mặc

quần đùi!

C, D, E, F, G: Mọi người xúm lại hỏi. Thì ra nó bị bắt quả tang nhìn trộm một cô đầm lúc cô này

thay váy để mặc quần đùi!

(45) A: Rõ khổ, tội nghiệp! Đuổi thế sao đành!

C, E: Rõ khổ, tội nghiệp! Đuổi người ta như thế đành!

D, F, G: Rõ khổ, tội nghiệp! Đuổi người ta như thế đành lòng!

CHÚ THÍCH:

[a] Trang bìa Hà Nội Báo s. 40 (7 Octobre 1936) giới thiệu bằng cỡ chữ lớn: “Số này bắt đầu đăng
một truyện dài mới: SỐ ĐỎ, cuốn tiểu thuyết của một thời đại nhố nhăng, của Vũ Trọng Phụng”.

[b] Lời đề tặng này chỉ có ở các bản in của Nxb. Minh Đức (C, E); điều hơi lạ là địa danh ở bản C
viết là “Bắc Bộ”, ở bản E lại là “Bắc Kỳ”. Tạm suy luận: bản C sửa là “Bắc Bộ” theo tên mới đặt của

chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa (sau tháng 9.1945); bản E đã lấy lại địa danh “Bắc Kỳ” hồi

đương thời nhà văn. Người mà Vũ Trọng Phụng gọi là Sơn Phong tiên sinh: chưa rõ là ai. Trong số

sách do nhà Tân Dân xuất bản từ 1925 đến 1930, có một số cuốn ghi tên tác giả Sơn Phong, thường

gọi là Sách cười, tác giả này đứng tên riêng hoặc in chung với Hì Đình Nguyễn Văn Tôi (tức Nguyễn

Đỗ Mục).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.