‒ Thật vậy, chúng ta bị nhiều quá.
(18)
‒ Cái sổ dự toán của công quỹ cần tiền...
‒ Mà 16 phố của ta cần nhiều dân An Nam ta.
(19)
‒ Thầy có tiếc cái thời buổi ngày xưa, cách đây mươi năm không?
‒ Tiếc lắm! Mười năm trước đây, dân ta còn ngu.
‒ Ngày nay dân ta văn minh mất rồi, rõ thảm hại! Thầy phải biết là
xưa kia, xã hội tinh những du côn và nặc nô, tinh những người bất lịch sự,
chỗ nào cũng phóng uế, cũng đánh nhau.
(20)
Hồi ấy có khi bốn người ngồi
cùng một xe! Họ chửi nhau hàng nửa giờ, đánh nhau vỡ đầu, nhà cửa của họ
thì rác rưởi, nước cống nước rãnh tung toé, ngập lụt... Chó của họ cũng chạy
ra ngoài đường nhông...
(21)
Xe đi đèo, hay không đèn là nhan nhản.
Bây giờ
mọi sự đã thay đổi cả. Cái thời tốt đẹp của các cụ nhà ta không còn nữa!
Thật là tai hại! Than ôi!
‒ Cụ tính! Bây giờ đến cả thằng phu xe cũng biết luật! Chả bao giờ
chúng quên đèn! Chả mấy khi chúng đứng giữa đường nghênh ngang! Chả
còn mấy người réo năm đời mười đời nhau ra như ngày xưa nữa! Bao nhiêu
nền nếp của xã hội này thế là hết nhẵn nhụi! Ngay cả đến trẻ con chúng nó
cũng không bậy bạ như xưa! Đứa nào cũng quần áo bảnh bao, đứng đắn lắm,
văn minh lắm, trèo me trèo sấu, đá bóng giữa đường, những cái ấy là thôi cả.
‒ Sinh ra ngay cái báo chí, thật là nhảm quá.
(22)
‒ Chính vậy. Dân chúng chỉ vì báo chí mà đâm ra văn minh, không
còn cẩm phạt nhiều như trước nữa.
‒ Té ra chúng ta, chúng ta lại thành ra cẩm phạt!
‒ Ô! ô! Thế thì thật là một sự trái ngược không thể tha thứ được!
Chúng ta là... chúng ta là lính cảnh sát!
‒ Tôi, tôi là một viên quản nữa kia, thưa thầy! Sapristi !
[g]
Thật thế,
nếu thỉnh thoảng ta không dự vào một cuộc đua xe đạp thì có thể nói là cuộc