hàm ý của Freudian (Bác sĩ tâm lý học Freud) – và cũng thế, nó dường như
có một sự thừa thãi của những ngụ ý sử dụng phổ thông. Hãy để chúng ta
quên về những sự hàm ý này, tôi không nghĩ rằng chúng sẽ được sử dụng
nhiều đối với chúng ta khi người ta khám phá Kim Cương Thừa. Thường
thì chúng ta nghĩ về tự ngã như điều gì ấy mà chúng ta cố gắng để ‘tránh
xa’, giống như nó là một hình thức nào đấy của giải phẩu tâm lý bằng
những ý nghĩa của một nội tạng không thích hợp có thể được nhổ bật ra.
Nhận thức khó tin này có những sự phân nhánh ghê tởm thế nào ấy. Hãy
tưởng tượng nó: có phải là tất cả những chúng sinh khi đạt đến giác ngộ, sẽ
có một đầm lầy thối rửa của những tự ngã sau phẩu thuật chất đống lại với
điều mà người ta tranh cãi. Thế nào đấy, khái niệm này không thông minh
một cách đặc thù, không có ngay cả bình luận trên ‘nhị nguyên’. Tôi nghĩ
chúng ta tốt hơn là hãy quên ‘tự ngã’. Đạt đến thể trạng bất nhị không đi
kèm với sự đạt đến tình trạng của một sự què quặt tâm linh.
Hãy để chúng ta nhìn nó trong một cách khác. Hãy để chúng ta tự hỏi mình
rằng tại sao có thể vô ngã. Vô thường và thay đổi biểu thị đặc điểm thế giới
chúng ta. ‘Chất liệu’ của thế giới chúng ta đang chuyển dịch một cách
không ngừng: hình thành, tan rả, sinh khởi, phân hủy; nhưng chẳng có gì
mất đi bao giờ - vũ trụ là như thế. Trong dạng thức của vô chung và vô thủy
(không có chấm dứt và không có bắt đầu) – thêm và bớt trở thành mối liên
hệ vô nghĩa.
Lý do duy nhất mà chúng ta không thể mất tự ngã là bởi vì tự ngã không
tồn tại.
Tự ngã chỉ đơn thuần là một kiểu biểu hiện – một phong cách – một thói
quen. Thói quen cắn móng tay ở chốn nào khi quý vị không còn cắn móng
tay nữa? Thói quen hút thuốc của quý vị ở nơi nao khi quý vị chẳng hút
thuốc nữa? Thói quen chán nãn của quý vị ở đâu khi quý vị yêu đời? Thói
quen nhị nguyên của chúng ta ở chỗ nào khi chúng ta thấy sự hiện diện của
tỉnh thức hay giác tính?