Nhận thức và đáp ứng là tội ác và trừng phạt vốn dĩ và đồng thời. Bất cứ
khái niệm nào bị trao trả vì ‘bản án không thi hành’ và ‘tội ác không trừng
phạt’ là không có ý nghĩa trong dạng thức của Giáo Pháp (Dharma).
Điều này có thể dường như làm cho một số người hơi bị sốc. Nó có thể xúc
phạm mạnh đến cảm giác của quý vị về luật lệ và trật tự tâm linh. Chúng ta
có thể cảm thấy tổn thương đạo đức về sự kiện rằng tất cả chúng ta là sự
trừng phạt của chính mình. Mỗi chúng ta là sự trừng phạt tệ hại nhất mà
chúng ta có thể sợ hãi mãi mãi – và là phần thưởng quý giá nhất mà chúng
ta có thể hy vọng đạt được.
Chúng ta có thể rất cần để nhìn vào ‘luật lệ’, nhằm để thấu hiểu chức năng
của nó. Sự hiện hữu của luật lệ trong xã hội có nghĩa là có ít hay không có
sự tỉnh thức trong xã hội đó. Nó có nghĩa rằng một xã hội như thế không có
sự vững vàng trong tỉnh thức hay trách nhiệm cá nhân. Sự cần thiết của luật
lệ cho thấy rõ rằng chúng ta không thể tin cậy hay nương tựa vào tỉnh thức
– bởi vì luật lệ được thành lập như một sự thay thế cho tỉnh thức (giác tính)
và trách nhiệm cá nhân. Nơi nào có tỉnh thức và trách nhiệm cá nhân, nơi
ấy không cần luật lệ. Nơi nào có tỉnh thức và trách nhiệm cá nhân, nơi ấy
không cần những quy tắc. Nơi nào có tỉnh thức và trách nhiệm cá nhân, nơi
ấy không cần những giá trị đạo đức. Nơi nào thiếu sự tỉnh thức và trách
nhiệm cá nhân – chúng ta nương trên luật lệ, quy tắc, và đạo đức.
Nơi mà không có tỉnh thức và trách nhiệm cá nhân, luật lệ phục vụ một
chức năng – nhưng luật lệ xói mòn trách nhiệm cá nhân và chướng ngại
tỉnh thức (giác tính).
Vì thế, chúng ta có những xã hội của chúng ta nơi mà luật lệ và quy tắc
được thực hiện hay thi hành, hoặc là vì lợi ích của con người hay đến sự
phương hại của họ. Điều này là bất khả kháng với bất cứ giới hạn nào được
bố trí trước bởi vì không có tiêu chuẩn luật lệ, quy tắc, hay đạo đức nào có