NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Trang 19

IV

Một đặc điểm nổi bật và quán xuyến của Nghìn lẻ một đêm là cách dừng

câu chuyện lại giữa chừng, báo trước sẽ hạ hồi phân giải. Câu chuyện này
được lồng vào câu chuyện khác, cũng có khi tác giả tập hợp nhiều nhân vật
tính chất rất khác nhau lại một nơi, rồi tạo nên tình huống buộc mỗi người
phải kể một chuyện. Với cách này, truyện muốn kết thúc ở đâu cũng được,
hoặc muốn kéo dài bao nhiêu cũng vẫn là hợp lý.

Đặc điểm ấy xuất phát từ một sự cần thiết sống còn: nàng Sêhêrazát phải

ngừng câu chuyện của mình vào lúc trời sáng, ở đoạn hay nhất, hoặc hứa hẹn
một chuyện khác sẽ còn hấp dẫn hơn nữa; nếu không, tên bạo chúa Saria sẽ
thi hành quyết định tàn bạo của hắn và người kể chuyện sẽ không thể sống
tới ngày hôm sau. Đó cũng là nghệ thuật độc đáo của người kể chuyện rong
nhằm thu hút sự chú ý của thính giả, sao cho những người nghe không chán,
không mệt, không bỏ ra về dở chừng, và tối hôm sau sẽ còn đến nghe đông
hơn hôm trước. Những lúc nàng Sêhêrazát ngừng lại và nói với bạo chúa
Saria:“Tiếc thay trời đã sáng rồi mà phần còn lại là đoạn hay nhất trong câu
chuyện…” hoặc: “Những chuyện vừa rồi hay thật đấy nhưng không thể nào
so sánh được chuyện bệ hạ sắp nghe đâỵ…” chính là lúc người kể chuyện
thưa với thính giả đang chăm chú: “Đêm đã khuya lắm rồi xin cho phép
dừng tại đây, đêm mai tôi xin kể nốt hầu quý vị…” Lối ngắt chuyện này, có
những bản thành văn sẽ ghi tóm tắt: “Muốn biết sự thể thế nào, xin xem hồi
sau sẽ rõ”, (như trong các tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc).

Ngoài một số ít truyện riêng lẻ, Nghìn lẻ một đêm thường bao gồm những

chuỗi gắn bó với nhau lồng ghép vào nhau. Một nhân vật kể một chuyện,
nhân vật trong chuyện thứ hai này kể chuyện khác, rồi đến lượt nhân vật
thuộc thế hệ thứ ba kể tiếp một chuyện khác nữa. Đó là trường hợp chuỗi
truyện Người đánh cá gồm năm truyện. Thường gặp hơn là cách tạo nên tình
huống buộc tất cả những nhân vật chính trong truyện phải lần lượt kể chuyện
của mình hoặc một chuyện nào đó mà mình biết. Chuỗi Chuyện ba khất sĩ
con vua và năm thiếu phụ ở thành cổ Bátđa
gồm bảy truyện, chuỗi Chuyện
chú gù
gồm mười hai truyện, chuỗi Những chuyến vi hành gồm bốn truyện
v.v… thuộc vào trường hợp này. Cũng có khi một chuỗi nhiều truyện với
nhân vật và kết cấu riêng biệt được tập hợp theo cùng một chủ để. Năm
chuyện tình, dang dở hoặc đoàn viên, bắt đầu với Chuyện Abu Hátxan…
được A. Galland xếp liền nhau, chiếm tới hơn bốn trăm trang sách.

Đặc điểm thứ hai của Nghìn lẻ một đêm là sự chung sống, sự hoạt động

xen kẽ và tác động qua lại giữa con người và thần linh. Bên cạnh những tình
tiết sống quá, thực quá, thực tới mức tự nhiên chủ nghĩa, là sự tưởng tượng
hết mực huyễn hoặc, viển vông, tự do buông mình theo phép nhiệm màu của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.