NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Trang 20

ảo giác, như lời nhận xét chí lý của Macxim Gorki. Đây không phải là sự
ngẫu nhiên. Quan điểm này của những người kể chuyện bắt nguồn từ thế
giới quan của đạo Hồi. Nhân vật chính trong một chuyện chẳng đã nói rõ:
“Hẳn chàng đã biết, thưa hoàng tử, như đạo Hồi của chàng vẫn dạy, thế giới
này có người ở, mà cũng có thần linh đó sao.”

Như đã nói ở trên, các truyện trong Nghìn lẻ một đêm, dưới dạng đang

lưu truyền đến chúng ta ngày nay, được định hình lần cuối vào khoảng thế
kỷ 15 ở Ai Cập, khi dân cả nước này đã theo đạo Hồi. Khuynh hướng ca
ngợi quá mức đạo Hồi và đả phá các tôn giáo khác, nhất là chống tục thờ
thần Lửa, bàng bạc khắp tập sách. Khi nào khuynh hướng này quá lộ liễu thì
nó làm hại đến giá trị nghệ thuật, như trường hợp Thiên tình sử của hoàng tử
Camaranzaman.
Truyện mở đầu rất hay, tình tiết cực kỳ hấp dẫn, nhưng kết
thúc lại gượng gạo vì tác giả muốn tất cả các nhân vật, tích cực cũng như
phản diện, cuối cùng đều giác ngộ đạo Hồi.

Đặc điểm nổi bật thứ ba là vai trò của đồng tiền, thể hiện qua cách tính

toán chi li của các nhân vật, cho dù đó là hoàng tử hay thần linh, thương gia
hoặc công chúa, dù đang lâm vào cảnh ngộ đắm tàu hoặc lúc tình yêu tan vỡ,
vẫn không quên được sức mạnh của đồng tiền. Sự giàu sang là động lực thúc
đẩy con người coi thường đói khát, gian nguy, bất chấp cái chết vượt qua sa
mạc và đại dương đi tìm của cải, hàng hóa, thị trường. Vì vậy, mặc dù đầy
rẫy những ma quái và thần linh, những phép nhiệm màu xen những điểu kỳ
ảo, Nghìn lẻ một đêm rốt cuộc vẫn là một bức tranh toàn cảnh muôn vẻ
muôn màu của thế giới Hồi giáo vào thời kỳ chế độ phong kiến tan rã và
buổi sơ khai của chủ nghĩa tư bản. (Khẳng định điều này, chúng ta không
quên là các truyện trong bộ sưu tập được hình thành vào những thời điểm
khác nhau, truyện trước và truyện sau có khi ra đời cách nhau tới sáu thế kỷ,
cho nên sự phản ánh nói trên cũng mang nhiều sắc thái rất khác biệt.)

Các truyện trong Nghìn lẻ một đêm miêu tả một cách sinh động, tài tình,

với rất nhiều chi tiết cụ thể, cuộc sống xa hoa của vua chúa trong cung đình
tráng lệ cũng như sinh hoạt của nhân dân; hội hè, đình đám, lễ cưới, đám
tang, làm nghề thủ công, buôn bán. Thậm chí những chuyện riêng kín trong
gia đình hoặc sự dan díu trên bộc trong dâu cũng được miêu tả tỉ mỉ. Người
đọc tìm thấy với một sự hứng thú mỹ cảm bất ngờ, những tư liệu chân thật
phản ánh tình hình kinh tế – xã hội một thời; cách săn voi, hái tiêu, trảy dừa,
đi biển… hết sức đa dạng. Có thể kể ra: hoàng đế, công chúa, hoàng tử, tể
tướng, anh hề, bà vú nuôi, chị nô lệ trẻ, mụ mai già, người đánh cá, trai đàng
điếm, gái ăn chơi, anh lính về vườn được giao chân canh cổng, thợ bện
thừng trở thành người trưởng giả… hầu như không thiếu một hạng người
nào. Riêng chuỗi truyện mở đầu bằng Chuyện chú gù, ta đã gặp gần hai tá
nhân vật chính thuộc hạng dân thường, thợ may, thợ cạo, anh hàng thịt,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.