NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Trang 22

Thần linh cần thiết cho cuộc sống thế gian, nơi con người thường vỡ mộng

nhiều hơn là đạt được ước mơ, cho dù ước mơ ấy chẳng lấy gì cao xa cho
lắm. Cần một tấm thảm bay để đưa ta đến gặp người yêu trong nháy mắt.
Cần một quả táo thần để chữa bệnh cho nàng công chúa đang thập tử nhất
sinh. Phải có một cây đèn thần thì chú bé lêu lổng con bác phó may mới lấy
được nàng công chúa rồi nối ngôi vua. Con chim không biết nói thì lấy ai
mách cho nhà vua biết tung tích những đứa con phiêu bạt do lỗi lầm của
mình. Lại cần có những hung thần để trả hộ mối hận mà ta đành bó tay trong
cuộc đời thực. Dễ hiểu là vì sao các truyện trong Nghìn lẻ một đêm có lắm
hoàng tử đến vậy, đặt chân đến đâu cũng gặp hoàng tử. Điều đó không chỉ
phản ánh một cách máy móc thực tế lịch sử là tình trạng phong kiến cát cứ,
hoặc ngược lên xa hơn nữa, chế độ bộ lạc và thị tộc với không biết bao nhiêu
là tù trưởng, tộc trưởng. Vị nào trong mắt người kể chuyện dân gian cũng
đều là hoàng tử cả. Suy đến cùng, các hoàng tử trong Nghìn lẻ một đêm
chung quy chi là những chàng trai giống như hoàng tử đã cùng cô Tấm của
ta đi dự hội làng. Các công chúa và hoàng hậu xét đến cùng chỉ là những
hình mẫu của ước vọng tuổi trẻ được nhân cách hóa mà thôi.

Chính nhờ nguồn gốc dân gian mà Nghìn lẻ một đêm chứa đựng tinh thần

nhân văn đậm đà. Tước bỏ đi những hạn chế lịch sử biểu hiện qua các quan
điểm tôn giáo, những phong tục cổ lỗ và một số chi tiết mô tả sự buông thả
theo bản năng, ta sẽ nhìn thấy cái cốt tủy tinh túy của con người. Ước vọng
tự do, tình yêu nam nữ, nghĩa vợ chồng, quan hệ huyết thống, cái ác phải trả
nợ, cái thiện được đền bù, nhân tình thế thái… Người đọc có thể thấy ở đây
câu trả lời cho nhiều vấn đề muôn thuở.

Tinh thần nhân văn khi thì lẩn dưới những chuyện ly kỳ, quái đản tưởng

như không dính dấp đến con người, khi thì được các nhân vật nói thẳng ra
lời, súc tích như những câu châm ngôn. Nói chính xác hơn, đó là những
châm ngôn truyền tụng trong dân gian được thốt ra đúng chỗ từ miệng nhân
vật. Các tầng lớp trên của xã hội: hoàng đế, tể tướng, hoàng tử, vương tôn
được để cao hết mức nhưng cũng không thiếu những kẻ lố bịch. Những
người ở nấc cuối cùng của bậc thang tôn ti xã hội lại có khi được trình bày
với tài năng xuất chúng và đức tính cao thượng. Một pháp quan được mọi
người vì nể, một nhà buôn quen với sự tính toán tiền nong lại kém thông
minh nhiều so với một đứa trẻ con (Chuyện AU Côgia, nhà buôn ở Bátđa)
hoặc một người con gái (Chuyện AU Baba…). Bọn cướp còn phải cầu viện
đến thần linh để giúp chúng giấu của. Ông chủ hiền lành, phúc hậu còn cần
có vận may mới trở nên giàu có. Nhưng cô hầu gái trong chuyện Bốn mươi
tên cướp
thì không hề có sự trợ giúp của Thượng đế hoặc thánh thần. Chỉ với
trí thông minh, sự bình tĩnh, lòng dũng cảm và nghĩa thầy tớ thủy chung, cô
đã một mình tiêu diệt bốn mươi tên cướp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.