NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Trang 23

Cứ mỗi lần gặp điều bất hạnh, ta lại nghe các nhân vật thốt lên: “Ấy là ý

muốn tối cao của Thượng đế, chúng ta phải cúi đầu tuân phục, không được
hé răng phàn nàn.” Nhưng trong hành động thực tế thì luôn luôn là sự nổi
loạn trước những bất công xã hội. Theo luật pháp, nô lệ là vật sở hữu hoàn
toàn và tuyệt đối của chủ nó. Đối với nô lệ “chỉ có cái chết là quyền tự do
duy nhất không bị ai tước đoạt” Được làm ái phi cho một vua Ba Tư hùng
cường là vinh dự và hạnh phúc to lớn. Nhưng không vì vậy mà người ta thôi
không ao ước tự do và nghĩ về đất nước: “Bệ hạ lấy làm ngạc nhiên ư? Tình
yêu đất nước cũng tự nhiên không kém nghĩa cha con, và đối với những ai
chưa mất trí khôn đến mức không hiểu nổi giá trị của tự do, thì sự mất tự do
là điều không thể nào chịu đựng nổi. Thể xác rất có thể bị lệ thuộc vào quyền
uy của một ông chủ nắm trong tay vũ lực và quyền hành, nhưng ý chí không
thể bị khuất phục, bao giờ nó cũng tự làm chủ lấy nó.” (Chuyện Bêđe hoàng
tử nước Ba Tư và Gianba công chúa con vua thủy tề).

Hoàng đế Harun An-Rasit quyền uy chấn động thiên hạ, vừa có quyền

sinh quyền sát đối với muôn dân, vừa là người đại diện Thượng đế cai quản
phần hồn của tất cả các tín đồ. Ấy thế mà mặc dù quý trọng hết mức một
cung phi, ban cho không biết bao nhiêu ân huệ và đặc quyền, vẫn không sao
chiếm được trái tim của cô gái ấy. Trái tim này, oái oăm thay, lại trao cho
một chàng trai trẻ thoạt gặp ở đường phố (hoàng tử, cố nhiên). Bị cản trở bởi
quyền uy, hai người yêu bị cách ly và đành phải chết gần như cùng một lúc
vì khổ đau và thương nhớ. Giáo lý đạo Hồi buộc người đàn bà ra đường phải
che mặt. Luật pháp trị tội rất nặng những người vợ không chung thủy. Kinh
Côran khẳng định “cái gì đã thuộc về chủ nô thì cấm nô lệ động đến” nhưng
dân chúng lại hết lòng ủng hộ luyến ái tự do. Khi hai người yêu bất hạnh qua
đời, dân chúng tự động rước xác chàng trai đưa vào chôn chung một ngôi mộ
với cô gái, mỉa mai sao ngôi mộ cực kỳ tráng lệ ấy lại do hoàng đế dựng sẵn,
dành cho người mà mình không chiếm được trái tim! Đám tang ấy, “được cơ
man là dân chúng, nam cũng như nữ, sang cũng như hèn” đưa đến tận mộ.
Và câu chuyện kết thúc với câu: “Kể từ buổi đó tất cả dân chúng thành Bátđa
cũng như những người theo đạo Hồi từ mọi nơi trên trái đất có dịp đến thành
phố này đều hết sức trọng vọng ngôi mộ ấy và không ngừng đến đấy cầu
kinh.” (Chuyện Abuhátxan…). Đó là ước mong muôn thuở của những đôi
trai gái bất hạnh, đành bằng lòng với kiếp sau làm cây liền cành, chim liền
cánh. Đó là sự nổi loạn của trái tim chống bạo quyền. Vì tình yêu, một hoàng
tử (xin hiểu là chàng trai) ở tận cùng nước Ba Tư lặn lội sang đến tận cùng
nước Trung Hoa tìm cho được người mình ngày đêm thương nhớ. (Chuyện
Camaranzaman…). Trong một xã hội đề cao hết mức đồng tiền, thật đáng lạ
thấy một thương nhân đang làm ăn phát tài dám vì tình yêu mà bỏ hết mọi
công việc buôn bán, bỏ mẹ và em gái, để chịu đựng mọi gian truân (Chuyện

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.