NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Trang 25

đánh thuốc mê và đưa trở về nhà cũ của mình. Khi tỉnh dậy, buồn thay,
chàng vẫn ngỡ mình là hoàng đế. Bệnh “say quyền lực” khiến cho chàng trai
hiền lành, đáng mến ấy nói nhảm, rồi đi tới chỗ vác gậy đánh mẹ, bởi vì bà
cụ không chịu tin anh chàng là vua, không chịu “tâu hoàng đế” mà chỉ gọi
anh là “con trai yêu quý của mẹ”. Chàng say quyền lực đến nỗi hàng xóm
phải xích tay chân chàng lại tống vào nhà thương điên. Ở đây người ta nhốt
chàng vào cũi sắt mỗi ngày cho ăn một trận đòn “để cho cu cậu hết cái bệnh
cuồng làm hoàng đế”. Hoàn cảnh làm thay đổi con người. Quyền hành
phong kiến tuyệt đối và phú quý vinh hoa đã tha hóa nó. Đã đành các tác giả
còn muốn mượn cốt truyện ly kỳ để mô tả cảnh sống cực kỳ xa hoa trong
cung đình, và mua vui người đọc bằng nhiều tình tiết bất ngờ song tư duy
thật của họ không giản đơn có thế.

Có bản dịch đã đổi tựa để truyện ấy thành Chuyện người làm vua một

ngày, làm như vậy theo chúng tôi là chưa thấu suốt “ý tại ngôn ngoại” của
câu chuyện.

Xưa nay Nghìn lẻ một đêm thường được coi là một bộ truyện đọc để giải

trí. Chắc chắn đó không phải là chủ ý của tác giả. Trong Lời nói đâu, sau khi
chúc tụng Thượng đế chí nhân chí từ và cầu nguyện cho Sứ giả tối cao
Môhamét, người sáng lập đạo Hồi, tác giả vô danh đã viết: “Vinh quang thay
cho những ai đã góp chuyện đời xưa để làm bài học cho người đời nay!
Chính từ trong những bài học ấy, xin kể chuyện Nghìn lẻ một đêm với tất cả
những phép nhiệm màu, những châm ngôn chứa đựng trong đó”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.