NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Trang 26

V

Ở nước ta, bản dịch Nghìn lẻ một đêm đầu tiên là bản của Đinh Thái Sơn,

chủ nhiệm Nam Kỳ thư xã, ấn hành thành 24 tập, mỗi tập khoảng 50 trang,
ra đời vào đầu thế kỷ, khoảng năm 1910 và những năm tiếp sau. Các tập đầu
được in ở Nhà in Phát Toán, đường Đormay (d’Ormay) Sài Gòn; những tập
cuối ở Nhà in Liên Hiệp (Union) đường Luyxiêng Môtxar (Lucien Mossard)
cũng ở Sài Gòn. Bản dịch này mang tên Giạ đàm dị s

[12]

với phụ đề đóng

trong ngoặc đơn: Chuyện A Rập một nghìn lẻ một đêm.

Năm 1918, Trần Thái Nguyên lại dịch đăng vào mục tiểu thuyết trên tờ

báo hằng ngày Nam Trung nhật báo. Bản dịch này lấy để là Một ngàn lẻ một
đêm.

Ở Thư viện Quốc gia (Hà Nội) hiện nay có lưu trữ một bản dịch xuất bản

khoảng năm 1930 trở về sau. Hiện còn tám tập, mỗi tập dày 16 hoặc 20 trang
khổ nhỏ, nhan để là Sách giải trí – Một nghìn lẻ một đêm. Đây là một bản
phỏng dịch và tóm tắt khá sơ sài. Năm 1935, tuần báo Hoàn câu tân vãn của
Nguyễn Háo Vĩnh, chủ nhà in Xưa Nay đường Bônar (Bônard) Sài Gòn, lại
đăng một bản dịch khác, ký tên Dương Quang Nhiễu. Tên truyện vẫn là Một
ngàn lẻ một đêm.
Tuần báo đăng truyện này chỉ được ít lâu thì đình bản. Nhà
in Xưa Nay trích một vài đoạn ngắn ra thành sách khổ nhỏ, chữ to, có minh
họa dành cho trẻ em.

Ở Hà Nội, năm 1939, Nhà xuất bản Tân Dân ở phố Hàng Bông cho ra đời

trên Phổ thông bán nguyệt san, tạp chí nửa tháng một kỳ, bản dịch của La
Sơn, rồi sau đó của Hoàng Cầm. Mỗi tập dày 160 trang, đăng trọn một hoặc
hai truyện, cách năm sáu tháng hay một năm ra một tập. Để sách lần này là
Một nghìn lẻ một đêm.

Tất cả các bản dịch nói trên đều dịch hoặc phỏng theo bản tiếng Pháp của

Antoine Galland.

Năm 1943 trở về sau, Nhà xuất bản Tân Việt, Sài Gòn lần lượt phát hành

bản dịch của Trần Văn Lai có chia thành từng đêm với đầu để Ngàn lẻ một
đêm.
Tập I dày 184 trang với khổ 13x19 “từ chuyện mở đầu đến đêm thứ
chín”.Trần Văn Lai dựa theo bản của J. C. Mácđrúytx. Mặc dù có ghi rõ ở
đầu sách “dịch đầy đủ và cặn kẽ theo nguyên văn” nhưng người dịch “cũng
phải loại bớt mấy đoạn văn khiêu dâm của các nam nữ nhân vật trong
truyện” (trích Lời tựa).

Ở Hà Nội, từ 1952 và những năm tiếp sau, Nhà xuất bản Vĩnh Thịnh ở

phố Lò Sũ cho in Một nghìn một đêm lẻ, bản dịch của Trần Duy Đức. Bản
này cũng ghi: “dịch đầy đủ đúng nguyên bản A Rập” tuy vậy không những
nó không tạo được không khí A Rập mà còn gây cho người đọc cảm giác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.