như đang xem những tiểu thuyết Trung Quốc cổ. Nàng Sêhêrazát trở thành
nàng Giáng Nga, vua Harun An-Rasit là hoàng đế Hạ Luân An, tể tướng
Giafa được mệnh danh là thừa tướng Giả Hoa, còn Mêrua là tổng binh Mạnh
Lực, v.v…
Sau 1954, một số bản dịch phổ thông lại được xuất bản ở Sài Gòn. Tại
miền Bắc, Nhà xuất bản Phổ thông, (Hà Nội) cho in Một nghìn một đêm lẻ,
bản dịch của La Côn (1963). Đây là hai tập sách mỏng 130 trang khổ nhỏ.
Gần đây hơn (1973) nhà xuất bản Kim Đổng cho xuất bản Cây đèn thân gồm
hai truyện tóm tắt và có minh họa dành cho thiếu nhi: Cây đèn thân, AU
Baba và bốn mươi tên cướp do Đỗ Đức Khang phỏng dịch.
Bản dịch của chúng tôi dựa vào bản in (ba tập do Nhà xuất bản Anh em
Garniê (Librairie GARNIER FRERES, 6 Rue des Saints Pères, Paris) phát
hành năm 1921.
Bản này hoàn toàn giống bản in năm 1881, là bản cổ nhất còn giữ được ở
Việt Nam, do Nhà xuất bản Librairiedes Bibliophiles, 5 Rue Saint – Honoré,
Paris phát hành.
Lại so sánh bản in năm 1921 với một bản khác cũng do Nhà xuất bản Anh
em Garniê” được nhà văn Gaxtông Picar soát lại và để tựa” mới in năm
1962, chúng tôi thấy về cơ bản không có gì khác. Một đôi chỗ, G. Picar đã
làm công việc biên tập, cụ thể là ngắt câu hoặc đặt lại các dấu chấm câu cho
gãy gọn, sáng sủa, dễ đọc hơn. Có trường hợp, đã thay đổi một vài từ cổ
hoặc chưa thật chuẩn xác để cho câu văn khỏi tối nghĩa.
Giọng văn kể chuyện đượm màu sắc A Rập với nhiều chi tiết cụ thể đôi
khi trùng lặp. Chúng tôi cố gắng tôn trọng phong cách đó và bám sát nguyên
bản mặc dù thoạt nghe có hơi lạ tai, thậm chí không được trong sáng như ta
hiểu ngày nay. Trừ một số ít trường hợp phải dịch thoát để khỏi tối nghĩa
hoặc trở thành ngô nghê. Chúng tôi cũng có tước bớt một vài câu ngắn hoặc
để lẩn đi một vài chi tiết xét ra quá sỗ sàng trong quan hệ nam nữ. Một đôi
chỗ chúng tôi dựa vào các văn bản và tài liệu khác để chú thích thêm cho
người đọc đỡ mất công tìm hiểu.
Một khó khăn lớn khi dịch là cách xưng hô. Phần lớn các truyện đểu bắt
đầu bằng “Tâu bệ hạ” vì nếu không phải là nàng Sêhêrazát đang kể cho vua
Ba Tư Saria nghe thì cũng là lời của một nhân vật nào đó trong truyện kể cho
một ông vua nào đấy cũng vừa mới được sáng tạo nên thưởng thức. Theo
cách hiểu thông thường, đã “Tâu bệ hạ ” thì phải xưng “thần” nhưng cứ nói
năng như vậy qua suốt mấy chục truyện, sẽ khó tránh khỏi gò bó. Hơn nữa,
xét cho cùng “bệ hạ” ở đây chẳng qua là công chúng đang nghe những người
kể chuyện rong trình bày. Bởi vậy, trong bản dịch này, trừ một vài trường
hợp, còn nói chung các ngôi thứ nhất đều xin được xưng “tôi” một cách