NGHÌN LẺ MỘT ĐÊM - Trang 24

Ganem…). Trong bối cảnh của xã hội phong kiến hồi đó đang suy tàn,
những câu chuyện ân tình này chẳng là gì khác một lời kêu gọi giải phóng
phụ nữ, giải phóng con người.

Ý chí xông xáo, vượt hiểm nguy, làm việc cật lực để đạt giàu sang là một

chủ để thường được phát triển. Trước khi Cơrixtốp Côlông tìm ra châu Mỹ,
người Ba Tư, người A Rập đã dám băng qua hoang mạc, đầm lầy, rừng rậm,
núi cao, mở “con đường tơ lụa” “buôn bán với phương Đông”

Sau thành công của Majenlang và C. Côlông, việc vượt biển cả đi tìm của

cải là một động lực thôi thúc rất mạnh tầng lớp thương nhân đang trỗi dậy
trong xã hội thời bấy giờ. Tiêu biểu rõ rệt cho tinh thần ấy, và phản ánh hiện
tượng lịch sử này, là chuỗi Chuyện Xinbát, người đi biển. Sau khi thuật lại
cho một người khuân vác nghèo khổ đang thắc mắc vì sao Xinbát sống sung
sướng hơn mình, người đi biển kết luận: “Thế nào, ông bạn, bạn có bao giờ
nghe ai đã từng trải qua nhiều khổ ải bằng tôi không, hoặc có ai đã từng sống
trong những tình huống gian nan dường ấy? Sau bao nhiêu việc làm, tôi
hưởng thụ một cuộc sống dễ chịu và bình yên, chẳng phải là điều công bằng
sao?” Một hoàng tử thất cơ lỡ vận, phải nương náu nhà một tiều phu. Ông
này hỏi chàng có biết một nghề nào khả dĩ kiếm sống qua ngày. “Tôi thạo
môn này khoa nọ, rằng tôi là nhà ngữ pháp, nhà thơ v.v… và nhất là tôi viết
chữ rất tốt.” – “Với tất cả những điều cậu vừa nói đó, – bác đáp, – ở xứ này
sẽ không kiếm ra nổi một miếng bánh đâu: không có gì vô tích sự hơn là
những hiểu biết đại loại như cậu vừa nói tới. Nếu cậu nghe lời khuyên của
tôi thì cậu hãy mặc một chiếc áo cộc, và trông cậu cũng có vẻ cường tráng và
sức khỏe tốt đây, cậu hãy đi vào khu rừng bên cạnh mà đốn củi, mang về bày
ra chợ bán. Tôi đảm bảo là cậu sẽ thu được một món tiền nho nhỏ đủ sống
mà không cần nhờ vả ai.” (Chuyện khất sĩ thứ hai, con vua).

Các tác phẩm bất hủ thường nói nhiều hơn lượng từ ngữ dùng để viết ra

nó. C.Pauxtốpxki có lần nhận xét Ăngđécxen viết truyện cho trẻ em, người
lớn đọc nhiều khi không hiểu nổi ý nghĩa thâm thúy. Càng có thể nói như
vậy lắm về Nghìn lẻ một đêm. Đằng sau những tình tiết khó tin, thấp thoáng
nhân tình thế thái. Chuyện người chợt tỉnh giấc mơ là một trường hợp đáng
chú ý. Một chàng trai vì ngán ngẩm sự bạc bẽo của người đời, tỏ ý ước mơ
được làm vua một ngày, chỉ để làm mỗi việc đơn giản là sai đánh đòn mấy
lão giáo trưởng cứ hay thọc mũi vào chuyện nhà hàng xóm. Không ngờ
hoàng đế trong một chuyến vi hành biết được ước mong hiền lành đó. Vua
sai người đánh thuốc mê, đang đêm đưa chàng trai ấy về đặt lên giường ngủ
của chính mình, rồi truyền lệnh cho cả triều đình ngày hôm sau hãy coi
chàng như hoàng đế thật, và hãy thi hành mọi lệnh của chàng, bất chấp mọi
sự ngông cuồng, “cho dù có vì thế mà ngân khố ta bị cạn sạch trong một
ngày”. Người dân làm vua đúng một ngày. Nửa đêm hôm sau, chàng lại bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.