NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 1 - Trang 149

năm thay bố vợ quản trị xứ Thanh, Ngô Quyền được lòng dân, lòng
quân kính phục.

Năm 938, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn, một tên lãnh

chúa xứ Đoài giết chết để đoạt quyền Tiết độ sứ (cầm đầu Nhà
nước). Rồi tên phản chủ biến thành phản nước hại dân. Sợ bị trị tội,
Kiều Công Tiễn đầu hàng Nam Hán, và vua Nam Hán lấy cớ đó để
sang xâm lược nước ta lần nữa.

Nam Hán là một triều đình cát cứ ở Quảng Châu, Trung Quốc.

Lợi dụng lúc nhà Đường sụp đổ, viên quan ở Quảng Châu - tiết độ sứ
Lưu Nham (sau đổi tên là Lưu Cung) - tính chuyện cát cứ. Hắn cũng
bày trò lập quốc (917) và tự cho mình là họ Lưu dòng dõi Hán Cao tổ
Lưu Bang, hắn đặt quốc hiệu là Hán (Nam Hán). Nam Hán xâm
lược nước ta lần thứ nhất, tạm thời thành công, bắt sống được
Khúc Thừa Mỹ (930). Nhưng chẳng bao lâu sau, bè lũ đô hộ Nam
Hán đã bị Dương Đình Nghệ tống cổ ra biển Đông (931). Nhưng ý
chí xâm lược của phong kiến Nam Hán chưa bị đè bẹp.

Tiếp được thư đầu hàng và cầu viện của Kiều Công Tiễn, vua

Nam Hán vội vàng phong cho con là Hoằng Thao làm vua Keo (Giao
Vương): Phong tước, đi chinh phục thành công thì con hắn sẽ trở
thành vua của xứ sở người Keo! Nam Hán có lực lượng thuỷ quân
hùng mạnh: Từ hàng nghìn năm nay, Quảng Châu là trung tâm mậu
dịch đối ngoại lớn nhất của Trung Quốc. Nam Hán có thuyền
buôn biển, có hải quân, có giặc biển. Hoằng Thao được vua cha kích
động, hung hăng kéo thuỷ quân hướng về phía cửa Bạch Đằng. Tên
vua Nam Hán cũng tự cầm quân, binh thuyền lảng vảng ở Hải Môn
trấn (huyện Bác Bạch, tỉnh Quảng Đông) để làm thế “Ỷ giốc” (sẵn
sàng tiếp ứng cho Hoằng Thao). Gió heo may đã thổi. Thuyền giặc
căng buồm “binh Việt!”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.