nuôi, để mèo bắt chuột; bắt cá sông về nuôi ở ao để khi muốn ăn
thì bắt cho tiện. Rau cỏ, cây ăn quả ở trong rừng cũng được bứng về
trồng quanh chỗ ở: khoai, cà, bầu, bí, đỗ, trám, mít, bưởi, cam…
Về sau, Báo Luông thấy cứ ở mãi tít cao trên núi Khau Luông thì
không tiện trông nom ruộng nương nên dời xuống ở Bản Vạn
là nơi
đất thấp nhưng rộng rãi bằng phẳng, gần ruộng, gần nương hơn.
Ra giữa đồng bằng, không có lùm cây, khe đá trú mưa, che nắng.
Báo Luông cùng con vào rừng đẵn cây về dựng nhà, cắt cỏ gianh về
lợp mái. Nơi ăn chốn ở được ổn định, thành làng thành bản từ đó.
Lúc này. Báo Luông và Sao Cải tuổi đã cao, đã thành ông thành bà,
gọi là Pú Luông, Già Cải, (tức là ông To, bà Lớn). Con cháu Pú Luông,
Già Cải ngày càng đông đúc. Già Cải bàn với Pú Luông chia con cháu
đi ở nhiều nơi, để làm ăn cho dễ dàng hơn. Từ đó, nhiều bản làng
mới mọc lên, nhiều họ mới xuất hiện, con cháu sinh sôi nảy nở ngày
càng đông, như ta thấy ngày nay.
Bên bờ ngòi Bản Vạn gần Nước Hai, Cao Bằng nay còn đền thờ
Pú Luông, Già Cải mà dân làng thường gọi là đền thờ Thần Nông.
Pú Lương Quân - vị tổ tiên thần thoại của người Tày - đã trở thành
Thần Nông, phù hộ cho dân làm ăn được mùa, no ấm.