Ngày nay, chúng ta có khoa học để xét xem trời đất, muôn vật và
con người từ đâu mà ra, loài người đã sinh sống như thế nào từ buổi
mới sinh thành. Ngày nay, chúng ta lại có chữ viết để ghi chép sự việc
xảy ra trong từng năm, từng đời, xếp lại thành những bộ lịch sử. Thuở
xưa, khi chưa có khoa học, chưa có chữ viết, người ta kể miệng cho
nhau nghe những truyền thuyết về gốc tích trời đất, gốc tích
con người, gốc tích dân tộc. Đó là những truyền thuyết nguồn
gốc. Mỗi một dân tộc hiện đang ở trên đất nước ta đều có truyền
thuyết nguồn gốc của mình.
Khi chưa có khoa học, chưa làm chủ được trời đất muôn vật, hằng
năm lo sợ mưa bão, hằng ngày bị thú dữ đe doạ, thì con người khó tin
vào sức mạnh của bản thân mình, dễ tin những điều huyền hoặc,
tưởng đâu cũng có quỷ thần ma quái. Truyền thuyết nguồn gốc
của dân tộc nào cũng đầy rẫy những chuyện không thực: Đẻ đất đẻ
nước, Quả bầu tiên, Pú Lương Quân … cũng thế. Làm gì có đôi chim
đẻ trứng vuông, để từ đó loài người xuất hiện; làm gì có cây thần
cười trong rừng thẳm để doạ người đi săn, bà cụ già chống trời bằng
chày giã gạo: các dân tộc lần lượt từ quả bầu chui ra, qua một lỗ dùi
bám đầy nhọ đen, người thời xưa thân như cây lai, tay như cành
tràm: toàn những sự việc quái dị, mà chắc hẳn chúng ta không chấp
nhận. Đọc lại những tích kể trên, chúng ta có thể tự mình tìm ra khối
điều vô lí khác.
Chưa có khoa học, nhưng một khi đã ra đời là loài người phải sống
trong trời đất, sống với muôn vật, tìm miếng ăn nơi ngủ giữa đất,
nước, núi, rừng. Muốn sống, ngay từ đầu con người phải xem xét
trời đất, quan sát muôn vật, để rồi dùng đôi tay mà lấy ra từ đất,
nước, núi, rừng, những gì cần thiết cho mình. Đó chưa phải là khoa
học, nhưng là bước đầu của khoa học. Trong những tích mà con người
kể với nhau từ thuở ấy, bên cạnh vô số chuyện huyền hoặc, cùng
với bao điều vô lí mà chúng ta không thể tin, vẫn có những nhận xét
đúng, rút ra từ cuộc sống làm ăn vất vả hằng ngày. Sống ở vùng