NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 2 - Trang 170

anh phải lặn lội ven sông mò trai bắt cá, lấy tiền đong gạo nuôi
thân.

Một hôm, có đôi trâu mộng trắng không biết ở đâu kéo đến bãi

chọi nhau. Thấy chúng cứ quần thảo mãi làm nát cả nương dâu, Yết
Kiêu mới bực mình xông lên tóm cổ chúng, ấn xuống. Hai cánh tay
như sắt của Yết Kiêu làm đôi trâu lực lưỡng đang húc nhau như điên
như dại phải chôn chân cứng đờ. Cuối cùng bị đẩy ra, chúng bỏ chạy
ra sông, biến mất. Tương truyền, từ ấy Yết Kiêu bỗng trở thành
người có tài bơi lội như loài thuỷ tộc. Lặn lội dưới đáy nước cả ngày như
đi trên cạn.

Tiếng tăm của Yết Kiêu đến tai Trần Quốc Tuấn. Ông bèn vời

Yết Kiêu và bạn là Dã Tượng đến, cho làm gia tướng. Cả hai đều
được Trần Quốc Tuấn thực bụng mến yêu, luôn cho đi theo bên
mình và thường hỏi han nhiều việc. Có lần, ông đem cả chuyện riêng,
hết sức cơ mật ra bàn. Yết Kiêu và Dã Tượng đã khẳng khái thưa
trình

(106)

. Trần Quốc Tuấn càng vững tâm tin tưởng, quý trọng

tấm lòng trung dũng sắt son của Yết Kiêu, Dã Tượng.

Giặc Nguyên sang xâm lược. Trần Quốc Tuấn cầm đại binh

thuỷ bộ lên đóng ở Nội Bàng (Chũ, Bắc Giang) chống giặc. Dã Tượng
thì theo Quốc công tiết chế trấn trên quan ải. Còn Yết Kiêu thì
được giao coi giữ soái thuyền ở bến Bãi, cùng các tướng khác đốc
suất thuỷ binh. Bấy giờ, thế giặc mạnh lắm. Kị binh thiện chiến
của giặc phá vỡ được các ải Khâu Cấp, Khả Ly, Động Bản ồ ạt chia sáu
mũi tiến về Nội Bàng rất gấp. Đồng thời, cánh phía tây cũng vượt

i Chi Lăng bọc lại. Tướng Đoàn Thai của ta bị bắt. Đại bản doanh ở

Nội Bàng có nguy cơ bị vây hãm. Trần Quốc Tuấn phải ra lệnh cho
đại quân ta kịp rút về Vạn Kiếp. Không ngờ, giặc đến quá nhanh,
thuỷ quân ta bị tan, chạy xuôi hết. Nhận được tin ấy, Trần Quốc
Tuấn mới bảo Dã Tượng:

- Ta theo đường núi mà lui thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.